Làng nghề thủ công – một nét văn hóa Việt
Các làng nghề truyền thống thủ công từ đâu mà có? Không tự nhiên mà chúng ta có những nghề thủ công trải qua rất nhiều năm là do nền văn hoá Việt Nam – Một dân tộc đã có bề dầy lịch sử hàng ngàn năm với nền văn hoá lấy cộng đồng làng làm đơn vị tổ chức xã hội cơ bản. Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước, do đặc thù hoạt động theo mùa vụ nên đã tạo ra khoảng thời gian nông nhàn cho những người nông dân. Do nhu cầu sinh hoạt hàng ngày cần có các vật dụng cho nên những người nông dân đã sử dụng thời gian nông nhàn của mình để làm ra các sản phẩm. Lúc đầu nó chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của chính bản thân họ. Sau đó, nó được đem đi trao đổi, buôn bán. Dần dần, hoạt động trao đổi tăng và có nhiều trường hợp đưa lại nguồn lợi nhiều hơn so với nghề làm nông nghiệp. Việc sản xuất những sản phẩm dần được phát triển và chuyên môn hóa. Xuất hiện những làng có thu nhập từ nghề thủ công chiếm tỷ trọng cao hơn nghề nông nghiệp. Thu nhập của những người nông dân đồng thời là thợ thủ công của những làng này trội hơn của những người nông dân ở những làng thuần nông.
Cùng với quá trình phát triển của đất nước, làng Việt đang chuyển mình và có những diện mạo mới. Đó có thể là sự đổi mới các nghề thủ công truyền thống, là sự chuyển đổi của cơ cấu kinh tế mà ở đó, vai trò của sản xuất nông nghiệp dần được thay thế bởi các hoạt động phi nông nghiệp, hay cấu trúc xã hội đang từng bước bị thay thế bởi những hệ thống mới xuất phát từ ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa… Một biểu hiện rõ nét nhất cho sự thay đổi của làng Việt là sự mất đi của những di sản truyền thống và những giá trị cốt lõi của làng được tích tụ, lưu truyền từ hàng trăm năm qua. Hệ lụy của việc mai một những làng nghề thủ công này không diễn ra ngay lập tức nên ít ai trong chúng ta nhận ra ngay việc cần thiết để bảo tồn.
1. Hành động lưu giữ di sản văn hóa
Làng nghề truyền thống thủ công còn tồn tại là một loại hình di sản văn hóa có tính liên ngành cao và có quan hệ mật thiết với đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cho nên hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong làng nghề thủ công truyền thống để sản phẩm làm ra vừa phải chứa đựng những yếu tố văn hóa truyền thống, tiếp thu những tinh hoa của cha ông vừa phải đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội đương đại. Một sản phẩm thủ công không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không biết ý nghĩa, không biết bối cảnh làm ra nó thì giá trị của nó sẽ giảm đi hơn rất nhiều so với những sản phẩm hội đủ các yếu tố này.
2. Tạo nguồn thu nhập và việc làm ổn định cho người lao động
Đơn cử như nghề làm chổi đót hay còn gọi là chổi bông cỏ quét nhà, hiện nay để dễ hình dung chúng ta gọi là chổi quét nhà. Rất nhiều hộ gia đình kiếm thêm thu nhập từ nghề thủ công này trong nhiều năm ở các tỉnh miền Bắc nghề làm chổi đót đã tạo việc làm cho gần 300 lao động (thôn Hợp Tiến, xã Tam Quang) với thu nhập bình quân từ 2 – 3 triệu đồng/người/tháng. Nếu có dịp đi trên đường Nguyễn Văn Cừ nối dài (gần chợ Mỹ Khánh – Phong Điền TP. Cần Thơ) bình quân thu nhập trong tháng (trừ các chi phí), mỗi gia đình dư được khoảng: 8 – 9 triệu đồng/hộ tầm 5 nhân công kể cả người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Theo chia sẻ của nhiều hộ làm nghề thủ công chổi bông cỏ thì: “Hiện nay, ngành công nghiệp sản xuất nhựa tổng hợp phát triển, những cây chổi quét nhà bằng nhựa đủ màu sắc rất bắt mắt nhưng không được các bà nội trợ ưa chuộng vì không được mềm mại, quét bụi không sạch” do đó về phần thị hiếu trên thị trường trong một thời gian có thay đổi nhưng các làng nghề vẫn giữ được ưu thế về độ bền đẹp và thong dụng của mình
3. Bảo vệ môi trường, chống các chống thải công nghiệp
Thật đau lòng khi không ai trong chúng ta nghĩ việc sử dụng giỏ tre đi chợ thay cho giỏ nhựa, đĩa gỗ ăn cơm thay cho đũa nhựa và chổi bông cỏ quét nhà thay cho chổi cọng nhựa là đang bảo vệ môi trường. Các số liệu thực tế chứng mình các loại chất thải từ công nghiệp như túi nilon, chai lọ nhựa, pin đã dùng xong lại góp phần gia tăng việc ô nhiễm môi trường ngày càng nặng nề.
Trong khi đó các làng nghề truyền thống sử dụng các vật liệu tự nhiên, quá trình phân hủy nhanh chóng làm các loại tài nguyên dần tái tạo rất nhanh và không tốn chi phí tiêu hủy. Ô nhiềm môi trường như trong không khí, trong nước, trong đất…là tác nhân gây hiệu ứng nhà kính, nóng lên toàn cầu và các cơn mưa axit và tần suất các loại thiên tai sẽ ngày càng diễn ra nhanh hơn so với thời gian trước đây cũng là các hệ lụy nghiêm trọng. Và điều cấp thiết hơn là đất nước chúng ta đang đứng trong top các quốc gia lạm dụng các vật liệu khó phân hủy trong sản xuất. Nên việc mỗi người chúng ta tự giác thay đổi thói quen mua sắm và sử dụng các vật dụng cá nhân, vật dụng trong nhà bằng các chất liệu tự nhiên cũng là chung tay đóng gópg giảm thiểu đáng kể các loại ô nhiễm tiềm tàng này
SẢN PHẨM CỦA BÔNG MAY
Bán chiếu cói giá sỉ đủ kích thước (Xuất VAT)
Cung cấp chổi quét nhà cho công ty văn phòng phẩm
Cung cấp cây lau nhà giá sỉ (xuất VAT)
Các loại bao tay cao su phổ biến và cách sản xuất
Cung cấp chổi cỏ vệ sinh trường học – Giá đặc biệt
Bông May chuyên cung cấp chổi chà giá rẻ
Bán chổi đót chổi dừa và dụng cụ vệ sinh giá sỉ tỉnh Bình Dương
Mua chổi đót quét nhà giá rẻ ở đâu?
Cung cấp sọt nhựa tròn, bầu, vuông Duy Tân giá sỉ (Xuất VAT)
BÀI VIẾT HAY
Chổi dừa và chổi đót Việt Nam xuất khẩu Campuchia
Th7
Sơn nữ vùng Tam Đảo
Th10
Những điều không nên làm sau khi ăn cơm no
Th1
Người cao tuổi nên kiêng gì để giữ sức khỏe tốt
Th1
Lễ Xây Chầu của người Việt là gì
Th3
Làng quê truyền thống Bắc bộ mang những đặc điểm gì?
Th11
Lễ giỗ của người Việt
Th3
Các bài thuốc dân gian trị trúng gió, cảm gió
Th4
Tổ Chức Cộng Đồng Làng Xã Việt Nam Qua Tục Ngữ Ca Dao
Th8
Bảo tồn làng nghề thủ công – chuyện không của riêng ai
Th1