Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực là hai dịp tết quen thuộc với người Việt. Cùng tìm hiểu ý nghĩa và nguồn gốc của hai loại tết này qua bài tổng hợp của nhóm dịch Lightway.
Tết Hàn thực vào ngày mồng ba tháng Ba âm lịch. “Hàn thực” là ăn đồ lạnh. Tết này nguyên cũng là Tết của người Trung Hoa, và đã được truyền sang Việt Nam đã lâu.
Nguồn gốc Tết Hàn thực
Nguyên về đời Xuân Thu vào năm 654 trước Công nguyên tại nước Tần, một nước chư hầu của nhà Chu có loạn. Vua Văn Công nhà Tấn, lúc đó là Công tử Trùng Nhĩ phải rời khỏi nước Tấn đi lánh nạn. Cùng đi theo với Trùng Nhĩ có một số các bầy tôi tòng vong trong số đó có Giới Tử Thôi. Mấy chúa tôi long đong chạy khắp nước này qua nước khác, đầu tiên sang nước Địch, rồi trốn đi qua nước Vệ, tới nước Tề, lại sang nước Sở, suốt 19 năm trời lận đận, nhiều lúc thật là khổ sở. Một ngày kia, nửa đường bị thiếu lương thực, đói quá, không kiếm được đâu ra thức ăn. Giới Tử Thôi liền cắt thịt đùi mình nấu nướng dâng cho chúa. Trùng Nhĩ ăn xong hỏi ra mới biết, rất lấy làm thương Tử Thôi đã hy sinh cho mình. Sau 19 năm, nếm đủ mọi điều gian truân, Công tử Trùng Nhĩ mới khôi phục được nước, lên làm vua, tức là vua Tấn Văn Công. Nhà vua phong thưởng cho tất cả những người đã có công theo mình trong lúc tòng vong, nhưng cố ý quên mất Giới Tử Thôi không phong thưởng gì. Giới Tử Thôi cũng không oán giận, vì tự xét mình cũng không có công lao gì, nếu có đi theo giúp đỡ nhà vua, đó chỉ là bổn phận của một người bày tôi. Vì vậy, Tử Thôi về nhà, đem mẹ vào ẩn ở núi Miên Sơn. Đến khi vua Tấn Văn Công nhớ ra công trạng của Giới Tử Thôi, cho người đi tìm không được, liền sai người đốt rừng Miên Sơn, có ý muốn cho rừng cháy, mẹ con Giới Tử Thôi không chịu được phải ra để nhà vua phong thưởng. Mẹ con Giới Tử Thôi đã không ra và cùng chịu chết cháy ở trong rừng. Nhà vua thương xót cho lập miếu thờ, và hàng năm tới ngày mồng ba tháng ba, tức là ngày hai mẹ con Giới Tử Thôi bị chết cháy, cấm dân không được dùng lửa để nhớ lại Giới Tử Thôi. Trong ngày này người ta phải làm đồ ăn từ hôm trước để đến ngày hôm sau ăn lạnh, do đó gọi là Hàn thực.
Tục này được lưu truyền mãi về sau, và ngày mồng ba tháng Ba là tết Hàn thực.
- Chỉ dẫn xây dựng thương hiệu độc đáo và khác biệt
- Nguyên tắc vàng làm chủ tài chính cá nhân
- Tác động của lãi suất ngân hàng
- Lưu ý cho người bắt đầu tìm hiểu chứng khoán
- Nguyên tắc 50/30/20 trong quản lý tài chính cá nhân
Tết Hàn thực tại Việt Nam xưa
Người Việt Nam ta xưa theo tục của người Tàu cũng ăn tết Hàn thực, một phần để nhớ tới lòng trung nghĩa của Giới Tử Thôi, nhưng cũng là một dịp để cúng gia tiên. Ta ăn Tết Hàn thực, nhưng ta không kiêng lửa, ta cũng không ăn đồ lạnh. Ta có làm bánh trôi, bánh chay nhưng không phải làm từ hôm trước như người Trung Hoa.
Bánh trôi, bánh chay
Tháng Ba còn được dân ta gọi là mùa Trôi nước vì bắt đầu với tháng Ba là có bánh trôi và bánh chay.
Ta vẫn thường cho rằng bánh trôi và bánh chay là bắt chước người Trung Hoa, nhưng theo các cụ, bánh trôi, bánh chay, ta có từ đời Hùng Vương, và tục làm bánh trôi nhắc lại sự tích “trăm trứng trăm con”.
Trước đây, những khi ngày hội đền Hùng vào ngày mồng 10 tháng Ba, cũng như ngày hội đền Hát Môn, nơi thờ Hai Bà Trưng vào ngày mồng năm tháng Ba, dân làng đều làm một mâm bánh trôi 100 chiếc để cúng, cúng xong chia đôi, đem 50 chiếc thả xuống sông đặt trên bè sen, còn 50 chiếc đemđặt lên núi để nhắc lại tích cũ 50 con vua Lạc Long Quân theo mẹ lên núi, và 50 con theo cha xuống biển.
Những chiếc bánh trôi này, người ta tranh nhau giành lấy sau khi đã thả bè sen xuống sông hoặc đặt lên núi vì người ta tin rằng ăn những bánh trôi này sẽ được phước.
Bánh trôi làm bằng bột nếp nhào nặn với nước trong có nhân bằng đường phèn. Bánh nặn xong, được thả vào nồi nước sôi. Bánh chìm xuống rồi nổi lên, ba chìm bảy nổi chín lênh đênh thì vớt ra bày vào đĩa.
Bánh chay cũng làm bằng bột nếp nhào nặn với nước và cũng có nhân, nhưng nhân bằng đậu xanh nấu chín, bỏ vỏ, giã nhỏ. Bánh chay làm xong cũng thả vào nước như bánh trôi, và cũng đợi bánh chìm xuống, nổi lên mấy lần mới vớt ra. Bánh chay không bày ra đĩa mà để vào bát và có đổ nước đường ở ngoài.
Hai thứ bánh tuy cùng làm bằng bột gạo nếp, nhưng mỗi thứ có mỗi vị và mỗi thứ ăn mỗi ngon riêng.
Trước đây, ta không ăn bánh trôi bánh chay trước ngày mồng ba tháng Ba, vì ngày hôm đó, bánh mới bắt đầu cúngtổ tiên, cũng như mới cúng Thổ Công. Vì lòng kính trọng đối với thần linh và tổ tiên mỗi khi tới một mùa nào, có thực phẩm gì của mùa đó, người ta không ăn nếu chưa làm lễ cúng. Bánh trôi, bánh chay cũng vậy, là của mới, của mùa trôi nước, người ta đợi cúng trước rồi mới ănsau.
Lưu trường khúc thủy
Ông Tân Việt Điển (trong Văn Hóa Nguyệt san số 28 ra trước đây) nói về Tết Hàn Thực có viết lễ này là lễ Lưu Trường Khúc Thủy, được cử hành vào mồng ba tháng Ba.
Theo cổ tục nước Tàu, vào ngày tháng này dân chúng rủ nhau đi xem mực cao thấp ở bờ sông, bờ ao, bờ hồ. Các quan tỉnh, hàng năm sức cho dân phải bày hương án trên các bờ sông để làm lễ Lưu Trường Khúc Thủy.
Về đời nhà Hán, các Hoàng Hậu, Công Chúa, tôn nhân… đều ra bờ sông làm lễ, nhân dịp hái lá dâu về cho tằm ăn để kén được thêm tốt tươi.
Trong ngày này, con trai thi nhau đuổi thỏ, con gái thi nhau thả hoa xuống nước. Nếu các nhánh hoa thả xuống nước kết thành hình con vật gì, mọi người sẽ tán thưởng, và các cậu con trai sẽ kén chọn, về xin phép cha mẹ cưới làm vợ chính thức. Ngày nay không còn Tết Hàn Thực, nhưng với tháng Ba, mùa trôi nước vẫn xuất hiện và người ta vẫn thấy các bà, các cô đi bán bánh trôi, bánh chay ở vùng nông thôn miền Bắc.
Bài viết được tổng hợp và giới thiệu bởi cơ sở sản xuất và kinh doanh chổi và dụng cụ vệ sinh Bông May. Quý khách có nhu cầu sử dụng và đặt mua chổi đót quét nhà, xin hãy liên hệ chúng tôi.
Tết Thanh Minh
Thanh minh là tiết thứ năm trong “nhị thập tứ khí” và được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến với chúng ta 45 ngày sau ngày LậpXuân.
Thanh minh là gì?
Theo đúng nghĩa đen, Thanh là khí trong, còn Minh là sáng sủa. Thanh Minh là khí trong trẻo và sáng sủa.
Khi tiết Xuân Phân qua, tiết Xuân Phân đến trước tiết Thanh Minh, những mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, khí trời trong trẻo và cảnh trời sáng sủa. Người xưa đã mượn cảnh đất trời mà đặt tên cho đệ ngũ tiết khí trong năm, do đó có tên gọi tiết Thanh Minh để ghi lấy thời gian trong đẹp nhất của năm. Tiết này thường bắt đầu trong tháng Ba hoặc muộn lắm là đầu tháng Tư âm lịch tùy từngnăm.
Tết Thanh Minh
Như trên đã nói, tiết Thanh Minh được coi là một lễ tiết, tức là một ngày Tết có cúng lễ. Nhân ngày Thanh Minh tới, người Á Đông, nhất là Trung Hoa và Việt Nam có tục ăn tết Thanh Minh.
Theo Phan Kế Bính trong Việt Nam phong tục thì tục Tàu nhân hôm ấy giai nhân tài tử đua nhau đi tảo mộ, gọi là hội Đạp Thanh.
Người Việt Nam ta tuy không hoàn toàn ăn Tết Thanh Minh như người Tàu, nhưng cũng nhân ngày Tết này rủ nhau đi viếng mộ gia tiên, và cũng làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.
Hội Đạp Thanh
Đạp Thanh nghĩa là giày xéo lên cỏ xanh.
Nhân lúc trời quang mây tạnh sau tiết Xuân Phân, lòng con người như bừng thức dậy, người ta rủ nhau đi tới những nơi mông mênh bát ngát cỏ mọc xanh rì chỉ có khí trong trẻo và tươi sáng. Rồi người ta nghĩ đến gia tiên, người ta rủ nhauđi thăm mộ và cũng là dịp để tài tử giai nhân ngựa xe như nước, áo quần như nêm khoe hồng phô tía, dẫm lên những đám cỏ xanh rì.
Có lẽ ý nghĩa đầu tiên của người ta trong tiết Thanh Minh là chú trọng tới việc tảo mộ, rồi về sau kẻ văn nhân mới vẽ thành hội Đạp Thanh.
“Thanh Minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh”
Lễ tảo mộ
Tảo mộ chính là sửa sang ngôi mộ cho được sạch sẽ. Người Việt Nam nhân ngày lễ Thanh Minh rủ nhau đi tảo mộ, mang theo cuốc xẻng để đắp lại nấm mồ cho to, rẫy hết những cỏ dại, những cây hoang mọc trèo lên mộ có thể phạm tới hàicốt của người khuất được.
Trong dịp này, những nấm mồ có người trông nom đều được sửa sang và sau đó đều được cắm mấy nén hương đang cháy để chứng tỏ ngôi mộ không phải là mồ vôchủ.
Bãi tha ma xưa nay vẫn âm u vắng lặng bỗng trở nên sầm uất trong ngày tảo mộ. Những người quanh năm đi làm ănxa, xưa kia thường nhân ngày Thanh Minh trở về tảo mộ gia tiên và có dịp để sum họp với đại gia đình.
Người ta dắt nhau đi tảo mộ rất vui vẻ, người này tay cầm bó hương, người kia vác chiếc cuốc, người nọ tay cầm bó hoa, bó vàng v.v…
Các cô gái mới lấy chồng, tức là những cô dâu mới, cũng nhân dịp này đi nhận biết mồ mả của nhà chồng.
Có gia đình mang theo cả mâm cỗ để đi tạ những ngôi mộ mà họ tin theo thuyết phong thủy đã “bị động”, khiến cho con cháu bị đau ốm hoặc có sự lủng củng trong nhà. Mâm cỗ được đặt lên mộ rồi con cháu khấn vái, và sau đó người ta hóa ngay vàng mã tại ngôi mộ.
Tục cũ, tin theo sự bất diệt của linh hồn, cũng như tin tưởng ở sự đốt vàng mã, trong dịp đi tảo mộ, người ta không thể không có nghìn vàng thẻ hương mang theo để đốt dâng vong hồn những người quá vãng.
Về sau, nhiễm theo thói tục Tây Phương, nhiều gia đình mang theo bó hoa đặt nơi mộ người thân cùng với vàng hương. Trong lúc đi tảo mộ, y phục mọi người rất chỉnh tề, các ông già bà cả còn phần khấn vái ở nơi phần mộ, con cái, con trai con gái cũng nhân dịp này phô sắc phô tài: bãi tha ma trong ngày tảo mộ chính là nơi tụ tập của tất cả mọi người, mọi tuổi, mọi tầng lớp tronglàng.
Cả trẻ em cũng theo cha mẹ đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là bố mẹ muốn tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ.
Thường người ta đi tảo mộ từ sáng sớm cho đến gần trưa. Bên những ngôi mộ được trông nom săn sóc, có vàng hương hoặc thêm bó hoa đặt dưới chân hương, còn những ngôi mộ vô thừa nhận, như Nguyễn Du đã viết:
“Sè sè nấm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”
Những người giàu lòng nhân đức, gặp những ngôi mộ này không khỏi mủi lòng, cắm một nén hương, đốt một nắm vàng, và tự hỏi:
“Rằng nay trong tiết Thanh Minh
Mà sao hương khói vắng tanh thế này?”
Những ngôi mộ vô chủ này, ai người viếng thăm! Quanh năm thật là quạnh hiu tiều tụy. Những ngôi mộ này, với thời gian, nấm sẽ thấp dần vì phong sương mưa gió, cỏ dại cây hoang sẽ xâm chiếm mãi cho đến một ngày ngôi mộ không còn là ngôi mộnữa!
Chính vì những ngôi mộ không có người săn sóc này mà tại các nơi tha ma mộ địa đều có lập một cái am năm ba gian, hoặc xây bệ lộ thiên đề ba chữ Hàn Lâm Sở, để thờ chung những mồ mả vô chủ gọi là Am Chúng Sinh. Mỗi cửa am có một bà đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.
Ngày lễ Thanh Minh, tại am có làm lễ cúng các vong hồn không người hương khói, thường là cúng cháo. Và đến tết Trung Nguyên, cũng lại có cúng cháo để các vong hồn trên phối hưởng. Xưa kia, tiền chi tiêu vào việc này đều do dân làng các người từ tâm đóng góp.
Tục lệ tảo mộ
Thường ra, người ta chỉ đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh để nhân dịp trời quang mây tĩnh sửa sang cho ngôi mộ được khang trang hợp với tiết trời, và sau đó kính mời hương hồn tổ tiên về hưởng lễ con cháu cúng trong dịp này; nhưng cũng có nhiều nơi người ta không đi tảo mộ vào tiết Thanh Minh, mà người ta cử hành lễ tảo mộ vào những dịp khác, như các làng Thị Cầu và Đáp Cầu đã nói ở trên khi trình bày về các tục lệ Tết Nguyên Đán, có tục đi viếng mộ trước và sau ngày Tết. Nhiều làng thuộc tỉnh Hà Đông, ở vào những vùng đất thấp, tới vụ nước, ruộng nương bị ngập, và cả bãi tha ma các làng cũng chìm dưới làn nước, người ta đi tảo mộ hàng năm vào dịp đầu tháng chín, sau khi nước đã rút.
Dù lệ tảo mộ vào ngày nào thì việc đi tảo mộ để thăm nom mồ mả gia tiên cũng là việc hay. Nghĩ đến gia tiên tứclà nghĩ đến gốc, tưởng đến nguồn.
Cúng lễ trong ngày Tết Thanh Minh
Truyền thống lấy sự thờ cúng tổ tiên làm trọng, mỗi tuần tiết đều có cúnglễ.
Tết Thanh Minh cũng là một dịp để con cháu sửa lễ cúng gia tiên sau khi viếng mộ về.
Cũng có những nhà sửa lễ mang ra mộ cúng nhưng đó chỉ là cúng riêng một ngôi mộ nào, và sau đó người ta vẫn cúng ở bàn thờ tổ tiên và khấn tất cả gia tiên nội ngoại về phối hưởng. Cúng lễ trong ngày Thanh Minh, người ta thường cúng mặn, nghĩa là có làm cỗ, hoặc nếu không làm cỗ thì cũng có đĩa xôi con gà cùng với hương hoa, trà rượu, vàng mã. Vàng mã đem “hóa” sau lễ cúng.
Và đồng thời với việc cúng tổ tiên, cũng có cúng Thổ Công như trong mọi dịp.
Những gia đình có người mới chết với tết thanh minh
Theo cổ tục tang lễ của ta, những người mới chết cho đến “tuần bách nhật”, mỗi khi tuần tiết sóc vọng, con cháu đềucó cơm canh sửa lễcúng.
Trong ngày lễ Thanh Minh, tang chủ cũng có lễ cúng riêng những người mới chết, ngoài lễ cúng gia tiên. Những người mới chết, bài vị còn được con cháu đặt thờ riêng cho tới “tuần bách nhật”, – nhiều gia đình cho đến ngày “địa tường”, mới thờ chung vào bàn thờ tổtiên.
Sửa lễ cúng ở nhà, người ta còn mang lễ ra cúng tận mộ, trong lúc mọi người đi tảomộ.
Cảnh tượng một vài người khăn sô áo tang, khóc lóc khấn vái trước một ngôi mộ mới trong ngày Thanh Minh tại bãi tha ma, đã từng khiến những người đi tảo mộ phải chạnh lòng đau xót.
Nếu trong lễ tảo mộ có sự thông cảm giữa kẻ khuất người còn, ắt vong hồn người mới khuất phải thương cho con cháu đang đau khổ trong buổi tảo mộ, giữa lúc mọi người có thể gọi được hầu như vui vẻ trước cái quang cảnh tấp nập tưng bừng dưới một bầu trời trong trẻo quang đãng.
Trong lúc những người khác lo đắp hết ngôi mộ này qua ngôi mộ kia, cắm hương tại các ngôi mộ, chuyện trò cùng nhau vui vẻ thì thân nhân những người mới khuất chỉ ngồi khóc lóc bên ngôi mộ mới, hết khấn lại vái, rồi hóa vàng mã để càng đau đớn hơn. Họ chưa nguôi được sự cảm thương của nỗi đau tử biệt còn quá mới.
Cho đến lúc mọi người đi tảo mộ đã ra về hết, những người này còn ngồi ôm lấy ngôi mộ tưởng chừng như họ không muốn rời bỏ nắm đất ở nơi u buồn này nữa.
Mấy vần thơ thay đoạn kết
Để kết thúc mấy trang này, xin mượn đoạn thơ sau đây của cụ Nguyễn Du tả Tết Thanh Minh trong truyện Kiều, ca tụng cái cảnh trời quang mây đẹp của tháng quý xuân và nói lênsự vui vẻ của ngày hội Đạp Thanh, mặc dầu hội này là hội của người sống đi viếng thăm người chết.
“Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Thanh Minh trong tiết tháng Ba,
Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh.
Gần xa nô nức yến anh.
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay”.
Toan Ánh – trong Phong Tục Việt Nam
SẢN PHẨM CỦA BÔNG MAY
Bán chiếu cói giá sỉ đủ kích thước (Xuất VAT)
Cung cấp chổi quét sân trường học – giá rẻ nhất
Cung cấp sọt nhựa tròn, bầu, vuông Duy Tân giá sỉ (Xuất VAT)
Chổi nhựa quét nhà giá rẻ tại Bông May
Cung cấp chổi quét nhà cho công ty văn phòng phẩm
Bông May cung cấp vật tư vệ sinh trường học tại TP.HCM
Các loại bao tay cao su phổ biến và cách sản xuất
Cung cấp chổi dừa bến tre giá sỉ
Cung cấp cây lau nhà giá sỉ (xuất VAT)
BÀI VIẾT HAY
Đời sống Việt Kiều tại Cao Miên (Campuchia)
Th8
Chuyện thi cử của học trò Việt Nam xưa
Th11
Cô lái đò suối
Th10
Cung cấp chổi quét nhà bằng nhựa giá rẻ
Th11
Các Dụng Cụ Kim Loại Làm Vườn Thông Dụng
Th11
Vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt
Th8
Nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt
Th1
Cô gái Thị Cầu là ai?
Th10
Nghi lễ cung đình Huế
Th11
Phong tục truyền thống Việt Nam vào Tết Nguyên Đán
Th11