Tìm hiểu nguồn gốc làng xã Việt Nam

lang-xa-viet-nam

Làng xã Việt Nam từ bao đời nay là tổ chức xã hội gắn bó mật thiết với mỗi cá nhân. Ai người làng nào dù đi đâu cũng luôn nhớ về nơi ấy như là một “quốc tịch” thứ hai của mình. Mọi người trong làng xã gắn bó với nhau về nhiều phương diện: kinh tế, văn hóa, lịch sử. Qua thời gian, tuy đơn vị làng xã đã bớt đi vai trò quan trọng với đời sống mỗi người, nhưng dấu ấn của nó vẫn còn chưa phai nhạt. Cùng dịch thuật Lightway tìm hiểu một chút về nguồn gốc làng xã Việt Nam.

Tôi trở lại ngôi làng tôi.

Làng tôi có đã từ bao giờ không ai biết. Có tò mò hỏi, các cụ chỉ trả lời:

-Làng có từ khi có làng chứ còn có từ bao giờ nữa. Chỉ nói lẩn thẩn!

Có làng nghĩa là từ khi bắt đầu có người ở, có thể đầu tiên chỉ là một gia đình, rồi hai ba gia đình kéo nhau tới làm ăn, kiếm ăn được, trồng trọt dê thế là người nọ rủ người kia, đông mãi hơn lên rồi thành làng. Làng thành rồi là làng có mãi, mặc những cuộc thay đổi hưng vong.

Làng xã Việt Nam là một cơ cấu vững bền trải qua những cuộc biến thiên của lịch sử nước nhà.⑴

Làng xã Việt Nam có từ ngàn xưa, và làng Việt Nam là làng Việt Nam. Nhiều tác giả ngoại quốc như các ông Luro, Ory, Pasquier và Rouilly cho rằng cơ cấu làng xã là một cơ cấu bắt nguồn từ Trung Quốc      và ý kiến này cũng đã có nhiều tác giả Việt Nam chap nhận, như Ông Trần Văn Trai trong luận án tiến sĩ văn khoa năm 1942 ở Paris với nhan đề Gia đình phụ hệ Việt Nam.

Các tác giả trên đã căn cứ theo sự phân chia công điền công thổ tại nước ta, giống như phép tỉnh điền trong Chu lê của người Trung Hoa, mặc dầu sự phân chia này không hoàn toàn giống hẳn như theo Chu lê. Hơn nữa trong “Lịch triều Hiến Chương” của Phan Huy Chú từ quyển XXIX đến XXXII và “Quốc dụng chí” cũng có nhắc tới cách phân chia công điền công thổ của người Trung Hoa.

Ý kiến trên thực ra không thể đứng vững được. Nguyễn Hữu Khang trong luận án Tiến sĩ về “Làng xã Việt Nam, nghiên cứu lịch sử, pháp lý và kinh tế” đã bác bỏ ý kiến trên và cho rằng “Tất cả các nhà xã hội học đều đồng ý công nhận con người đã luôn luôn sống thành tập thể.

Ngày từ ngày xửa ngày xưa, con người, sinh vật tập thể, đã cùng với đồng loại họp nhóm, dù chỉ là do thiên tính.

Tập thể nguyên thủy, những bộ lạc đầu tiên nhất người ta đã tìm thấy, cũng những bộ lạc cổ xưa nhất, dù họ đã tụ hội trên ý tưởng quyến thuộc, liên hệ vì một ông tổ chung, có thực hoặc tưởng tượng, hay trên những đặc tính tương đồng hoặc dính dáng về sinh hoạt, hay, sau hết, chỉ bở sự kiện đồng cư ở một nơi, đều chứng tỏ sự cần thiết thiết yếu và khởi thủy này của con người.

Người Việt Nam cũng như bất cứ dân tộc nào khác trên thế giới, lúc đầu tiên đã cùng nhau tụ hội rồi họp thành làng. Có người là có làng, và đã có làng là có sinh hoạt cá nhân cũng như tập thể.

Khi hỏi về làng tôi, như trên đã trình ‘bày, các cụ trong làng không biểt làng có từ bao giờ, và cũng không hề bao giờ các cụ nghĩ tới lúc sơ khởi của làng mình.

Cũng có đôi cụ thỉnh thoảng nói với con cháu:

Làng ta trước đây là đất hoang rồi các cụ tới khai phá lập nên làng. Thì cũng như các ấp sau này được lập nên.

Những điều trên chứng tỏ rằng làng Việt Nam, làng tôi cũng như bất cứ làng nào khác, không phải đã thành hình vì rập theo khuôn mẫu của người TTrung Hoa. Người VViệt Nam sống họp nhau thành làng là do thiên tính của con người muốn sống quây quần tụ họp, và thiên tính này chính là thiên tính sinh tồn.

Bài viết được tổng hợp và giới thiệu bởi cơ sở chổi Bông May, chúng tôi là đơn vị sản và cung cấp chổi đót quét nhà giá thấp nhất trên thị trường, với chính sách bán hàng nhiều ưu đãi và bảo hành.

Hình thể làng xã

Nói về làng xã, ông Nguyễn Văn Huyên trong quyển “Văn Minh Việt Nam”⑴ có phân biệt các làng theo hình thể. Theo ông, làng Việt Nam thường tọa lạc bên cạnh các dòng nước, và ở đằng xa trông như một túp cây xanh mọc hỗn độn nào tre, nào mít, nào muỗm, nào cây gạo, cây dừa v.v…

Làng ăn theo chiều dài

Những làng này có thể dài ngoẵng, nhà cửa cất dọc đường cái hoặc dòng sông như các làng Phù Đổng và Đông Viên nằm liền nhau theo bờ sông Đuống tỉnh Bắc Ninh (Hà Bắc) trên một chiều dài gần mười cây số, các làng Yên Sở, Đắc Sở ở Hà Đông (Hà Nội) làng Tiên Mỗ ở Vĩnh Yên (Vĩnh Phú) v.v…

Tỉnh Thừa Thiên có làng Quế chữ và Thanh Thủy cũng là những làng dài ngoẵng trên ba cây số, làng Quế chữ dọc theo một dòng sông, còn làng Thanh Thủy dọc theo đường cái.

Miền Nam cũng có nhiều làng ăn theo chiều dài, như các làng Phú An và An Hóa tỉnh Kiến Hòa (Bến Tre) nằm dọc theo sông Ba Lai không dưới 16 cây số từ Đông sang Tây, làng Long Bình tỉnh An Giang, nằm theo kinh Rạch Lớn trên 8 cây số v.v…

Làng nằm rải rác

Cùng với những làng dài ngoẵng lại có những làng rải rác thành những cụm nhỏ nằm thành hàng theo những doi đất dọc theo bờ Nam Hải, như các làng Thần Huống và Lũng Đầu, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình giữa sông Trà Lý và sông Diêm Điền, làng Quất Lâm ở phủ Xuân Trường tỉnh Nam Định (Hà Nam Ninh), các làng cổ Ngãi và Đại Dư ở cửa sông Bassac và rất nhiều làng khác ven bờ biển Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Làng tựa ven đồi

Lại có những làng tựa vào đồi như các làng Vân Khám, Long Khám và Khả Lễ ở Bắc Ninh (Hà Bắc), chi Lai và Tiên Hội ở Kiến An, (Hải Phòng) làng Phú Trà ở Quảng Nam, làng Phú Thành ở Bình Định, lang Vnh Tế ở châu Đốc, làng Ba chúc ở An Giang v.v… Tựa vào đồi núi như vậy, dân làng sống bằng ruộng nương ở chân núi.

Các loại làng khác

cũng phải kể tới loại làng thiết lập ở cạnh các đồn binh để dân làng tiện việc buôn bán với quân lính và gia đình như các làng Hòa Lạc ở Sơn Tây, ấp Suối Hoa ở Thị cầu (Bắc Ninh, Hà Bắc).

Lại còn một loại làng thành lập ở ngã ba ngã tư các trục giao thông.

Đại loại về mặt hình thức làng mạc có thể phân loại như vậy, tuy nhiên cũng còn nhiều làng không thuộc hẳn về loại nào, thiểt lập một cách rất đặc biệt với dân cư lẻ tẻ, thôn xóm rải rác…

Dù hình thức làng thế nào mặc dầu, các ngôi làng xa trông đều na ná giống nhau như đã nói ở trên, và nếp sống ở làng này cũng không khác làng kia bao nhiêu, nhất là khi các làng đó lại ở cùng một vùng. 

Được thành hình như ngày nay, mỗi ngôi làng đã trải bao cuộc hưng vong của đất nước kể từ lúc bắt đầu thành lập.

Tìm hiểu Văn hóa Việt Nam:
Làng quê truyền thống Bắc bộ mang những đặc điểm gì?
Chuyện thi cử của học trò Việt Nam xưa

Việc thành lập làng xã

Về việc thành lập làng xã, như trên đã nói, có người là có làng, và làng lập nên là có người, nhưng nếu xét kỹ, một làng Việt Nam được tạo nên, rất có thể qua nhiều giai đoạn và bởi nhiều đường lối khác nhau.

Có thể đầu tiên chỉ là một thôn nhỏ, rồi thôn này bành truớng lên thành xã, và xã lại chia làm nhiều thôn, do đó có các xã lớn, nhất xã nhị tam tứ thôn như đã trình bày.

Xã thôn là một đơn vị dân cư hợp thành trải qua nhiều đời khai thác đất đai để trồng trọt. Xã thôn ở Việt Nam rất nhỏ.

Việc khai thác đất đai có thể phân biệt:

a) Dân chúng khai thác

Trong những ngày đầu khai thác, một hay mấy gia đình cùng chung lưng đấu cật để đấu tranh với thiên nhiên, giành lấy sự sống. Trải qua nhiều đời con cháu những gia đình này sinh sôi nảy nở nhiều thêm, số ruộng đất được khai thác nhiều thêm, thôn xã dần dần hình thành.  

b) Đồn điền

Đây là những đồn điền do binh sĩ khai phá. Theo các sử gia đây là một hình thức mới mẻ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ XV. Có lẽ đây là một lối bành trướng bắt chước theo người Tàu dùng cánh tay của quân lính để khai khẩn những đất đai biên giới (est, sans doute, un mode d’expansion imité des Chinois qui utilisèrent les bras des soldats pour coloniser les territoires des frontières)⑴.

Xưa kia trong những thời bình, binh sĩ được dùng trong việc khai phá đất hoang, và nước ta đã từng có riêng một loại quân lính về công tác này, dưới triều nhà Lê mang danh là rhục điền binh, những đất đai khai khẩn được là những đồn điền. Đồn điền thuộc quyền sở hữu của Quốc gia, nhưng một phần được chia cho các làng xã tân lập tại những nơi đây, và những đất đai dành cho làng xã biến thành công điền công thổ của dân làng.

Lúc đầu, khi đồn điền mới khai phá, có một vài gia đình, thường là vợ con binh sĩ, tới sinh sống, dần dần đông lên mới thành xóm, rồi thành làng. Khi đã có một làng tại đồn điền, đoàn Thục điền binh sẽ được đi tới một nơi khác để thành lập một tiền đồn mới tiếp tục công việc lập đồn điền.

c) Lao trại

Lao trại là một hình thức đặc biệt của đồn điền.

Những Thục điền binh sử dụng sức lực của tù nhân để giúp đỡ mình trong công việc khai khẩn đất hoang. Mục đích của chính quyền xưa, khi lập ra các lao trại, là để trừng phạt một số các tội phạm. Các tội nhân tới các lao trại sẽ được hoàn lương, và như vậy lao trại đã được lưỡng lợi trong một lúc: hoàn lương cải thiện những phạm nhân và có nhân công để khai khẩn đất hoang. Ấy là chưa kể chính quyền đã lánh xa cho dân chúng những người bất hảo, có hại cho an ninh trật tự.

Những phạm nhân tới các lao trại có thể mang gia đình đi theo và họ lập làng ở đây. Làng xã lập xong họ được tự do sinh sống lương thiện, không ai còn nhắc tới quá khứ của họ nữa.

Lao trại một khi biến thành làng, làng sinh hoạt như bất cứ

một làng nào khác, và lao trại không còn là lao trại nữa. Và những lao trại khác sẽ được thành lập xa hơn ở những noi đất đai chưa khai phá.

d) Nông trại

Các chính quyền Việt Nam luôn luôn nghĩ tới việc canh nông, lập ra các vị Dinh điền sứ có nhiệm vụ tìm kiếm đất đai để dân chúng cầy cấy. Những vị Dinh điền sứ kêu gọi những người tình nguyện đi lập làng ở những noi đất cát phì nhiêu. Cụ Nguyễn Công Trứ đã thành công trong nhiệm vụ Dinh điền sứ. cả vùng Phát Diệm, Kim Son cũng như cả huyện Tiền Hải đã do công lao của cụ tạo nên.

e) Một ấp mới

Nhiều khi làng xã đã có rồi nhưng đất đai quá rộng, nhiều dân làng có ruộng nương ở tận cuối địa phận đồng làng, hoặc những dân làng quá cùng túng, ruộng nương ít làm không đủ ăn, những người này hoặc để tiện trông nom ruộng nương của mình, hoặc vì lý do sinh sống, tìm cất một căn nhà nhỏ ở nơi mình có ruộng hoặc ở ven sông làng hay ven rừng làng để đánh cá làm củi, kiếm kế sinh nhai thêm. Lúc đầu chỉ có một gia đình, rồi dần dà có các gia đình khác tới, số người gia tăng mãi. Cho đến một ngày để tiện việc tổ chức họ xin phép thành lập một ấp mới hoặc một thôn mới của làng. Sau nữa, ấp hoặc thôn lớn rộng mãi, biến thành một làng riêng.

Dù do cách nào, dưới năm hình thức trên, làng xã một khi đã thành lập cũng đều trở nên tương tự như nhau về mặt hình thể vật chất với lũy tre xanh bao quanh làng cũng như về mặt sinh hoạt với mọi tổ chức trong làng.

Sản phẩm của Bông May:
Chổi cỏ cán nhựa giá rẻ
Chổi cỏ cuốn kẽm

Tên làng

Làng đã lập thành, phải có một tên. Tên này có thể là một tên cũ, có từ khi mới có đồn điền, lao trại hay nông trại, cũng có thể là một tên sau này dân làng kén chọn lấy, để đặt cho văn vẻ.

Tên làng có thể dựa theo một sự kiện nào do những người đầu tiên đặt rất nôm na như Gốc Sộp ở Thái Nguyên (Bắc Thái), vì nơi đây dân chúng quy tập chung quanh một gốc cây sộp, Rạch Dừa vì ở đây làng nằm bên một con rạch lại có trồng dừa lúc ban đầu v.v… hay được kén chọn theo kinh sách để đặt theo điển tích văn vẻ.

Làng thôn Việt Nam thường có hai tên, một tên văn vẻ dùng trong văn thư giấy má, còn một tên nôm na dân làng và dân các xã lân cận gọi với nhau, thường gọi là tên tục.

Tên tục này có thể gọi trạnh ở chính tên làng mà ra.

Thí dụ:

Làng Vị là tên tục của làng Phương Vĩ huyện Võ Giàng, Bắc Ninh (Hà Bắc).

Làng Đọ là tên tục của làng Mỵ Độ huyện Việt Yên, Bắc Giang (Hà Bắc).

Làng Son là tên tục của làng Giá Son huyện Yên Dũng, Bắc Giang (Hà Bắc).

Tên tục này, có khi gọi khác hẳn tên chính làng.

Thí dụ:

Làng cói là tên tục của làng Hội Hộp, huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Yên.

Làng Doi là tên tục của làng Ngư Đại, huyện Võ Giàng tỉnh Bắc Ninh.

Làng Xưa là tên tục của làng Song Lư, huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.

Trên đây là những làng mang tên tục một chữ, có làng mang tên tục hai chữ, như:

chợ cầu là tên tục của làng Kiều Thụy, phủ Thường Tín, Hà Đông (Hà Tây). 

Đầu Dàng là tên tục của làng Đặng cầu, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên (Hải Hưng).

Tên làng thường là hai chữ, nhưng cũng có khi mang tên ba bốn chữ. Phần nhiều đây là những làng trước họp với làng khác, sau tách ra nên để phân biệt, sau tên làng cũ có thêm một chữ để phân biệt làng nọ với làng kia. Thí dụ: Bần Yên Nhân, Trà Khúc Thượng, Vân Xa Đông, Phú Thọ Hòa, Tân Phú Trung v.v…

Việc thay đổi làng xã

Nhiều làng trước nhỏ sau to vì thành lập được nhiều thôn, hoặc có khi một hai thôn tự động cùng nhau xáp nhập lại thành một làng. Lại có nhiều làng trước to sau nhỏ, vì một hai thôn thấy mình đủ khả năng tự lập tách rời khỏi làng cũ để biến thành một làng riêng.

Khi hai ba làng xáp nhập làm một, các đàn anh trong các làng cũ sẽ cùng nhau thỏa thuận để sự tổ chức của làng mới phù hợp với hoàn cảnh xáp nhập; Khi một thôn tách khỏi một làng cũ để thành một làng mới, sự tổ chức cũ của thôn sẽ sửa đổi theo đúng tổ chức của một làng.

Việc xáp nhập cũng như sự tách khỏi làng cũ này phải được chính quyền hàng tỉnh chấp nhận và đề nghị với triều đình. Dưới thời Pháp thuộc tại Bắc Việt, việc sáp nhập hoặc tách rời này phải do nghị định của viên Thống sứ, người thay thế viên Kinh lược Việt Nam.

Làng Việt Nam giống nhau trên những nét đại cương giống nhau từ lũy tre đến cổng làng, giống nhau từ ban kỳ mục tới việc thờ cúng theo nghi lễ – những làng ở miền Nam có hơi đôi chút khác biệt như trên đã nói.

Làng thủy cơ

Từ trên tôi mới chỉ nói đến những làng trên cạn, những làng này thường không khác nhau bao nhiêu, nhưng cũng có một loại làng khác hẳn với những làng đã nêu trên. Đó là những làng thủy cơ, thiết lập ở trên mặt nước còn được gọi là làng vạn, hay làng chài, gồm những người làm nghề chài lưới hay chở đò.

Theo nguyên lý thì làng chài nào cũng phụ thuộc với một xã thôn ở trên đất3 Và như vậy làng chài chỉ là một thôn của một làng khác. Thực ra thì làng chài vốn là làng riêng mà nhà nước chỉ bắt theo về một xã thôn trên đất để tiện việc thu thuế, cho nên những dân thủy cơ tuy phải đóng sưu thuế cho lý trưởng mà vẫn không có liên lạc gì với xã thôn ấy cả. Làng thủy cơ thường là một đơn vị hành chánh độc lập, có đủ tổ chức như một xã thôn, hoặc thống thuộc vào một tổng với các làng ở cạn, hoặc nhiều làng họp thành một tổng thủy cơ riêng.

Đã gọi là làng phải có đình làng để làm nơi dân làng hội họp, và cũng phải có nơi để thờ cúng vị thành hoàng. Đình làng thường đuợc xây trên một miếng đất làng đã mua được của một làng khác. Nhiều làng, đất không có, ngôi đình chỉ là một chiếc thuyền lớn hay cái nhà bè. Thành hoàng được thờ phụng ở đây, và khi có việc hội họp dân làng cũng tới đây.

Làng thủy cơ nhiều khi là những làng lưu động, thường cả làng di chuyển từ nơi này qua nơi khác, chiếc đình làng cũng được di chuyển dời theo. Mỗi khi có cuộc làng thiên cư như vậy, dân làng phải lễ cáo thần linh.

Vì làng thủy cơ là những làng sinh sống về nghề chài lưới hoặc chở đò, nên xưa kia Triều Đình thường cho phép những làng này được giữ độc quyền sinh sống trên một khúc sông. Ngày nay, thỉnh thoảng ta còn gặp những làng chài được khai thác một khúc sông nào, nhất là ở Bắc và Trung Việt, nhưng phải đóng thuế hàng năm cho nhà nước.

Về hình thể, làng thủy cơ đương nhiên không giống những làng cạn, nhưng về sinh hoạt, về tổ chức, thì ở đây sự sinh hoạt tập thể, cũng như việc tổ chức làng cũng chẳng khác gì những làng cạn, vì ở cạn hay ở nước thì cũng đều là người Việt Nam, con Tiên cháu Rồng, với những tục lệ từ ngàn xưa của dân tộc.

Và có thể nói rằng người dân ở trên cạn hay người dân ở làng chài, họ đối với nhau bao giờ cũng vẫn có tình thân mật, không bao giờ họ kỳ thị nhau. Tinh thần tập thể vốn là tinh thần cố hữu của người Việt Nam. Tấm lòng hiếu khách, yêu mến bà con họ hàng cũng là một đôi biểu hiện tinh thần ấy.(1)

Vì hiếu khách, vì tinh thần tập thể nên dù ở cạn hay ở nước, người ta vẫn thương yêu nhau.

Có nhiều trường hợp những người ở làng chài vui lòng mua đất tậu ruộng lên ở những thôn xóm trên cạn.

Kết luận

Làng tôi chỉ một làng Việt Nam với tất cả những gì của làng xã Việt Nam.

Tôi nhớ lại làng tôi, tôi nhớ đến cổng làng, mặc dầu cổng làng tôi không có gì đặc biệt hơn cổng làng khác, thi sĩ Bàng Bá Lân, trong ‘bài thơ Cổng làng chắc ông tả cổng làng ông, mà khi đọc lên tôi cứ tưởng ông tả cổng làng tôi và khi thấy ông nhớ tới làng xưa, tôi không khỏi nao nao trong dạ:

Chiều hôm đón mát cổng làng,
Gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi.
Đồng quê vờn lượn chân trời,
Đường quê quanh quất bao người về thôn.

Sáng hồng lơ lửng mây son,
Mặt trời thức giấc, véo von chim chào.
Cổng làng mở rộng ồn ào,
Nông phu lững thững đi vào nắng mai.

Trưa hè bóng lặng nắng oi,
Mái gà cục cục tìm mồi dắt con,
Cổng làng vài chị gái non,
Dừng chân uể oải chờ cơn gió nồm.

Những khi gió lạnh mưa buồn,
Cổng làng im lỉm bên đường lội trơn.
Những khi trăng sáng chập chờn,
Kìa bao nhiêu bóng bên đường thiết tha.

Ngày mùa lúa chín thơm đưa,
Rồi Đông gầy chết, Xuân chưa vội vàng,
Mừng Xuân ngày hội cổng làng,
Lá rơi chen chúc bao nàng ngây thơ.

Ngày nay dù ở nơi xa,
Thăm quê, về đến cây đa đầu làng.
Thì bao nhiêu cảnh mơ màng
Hiện ra khi thoáng cổng làng trong tre

Bàng Bá Lân. – Tiếng sáo diều, trong tập “Thơ Bàng Bá Lân”. Nhà xuất bản Nguyễn Hiến Lê, Saigon. 1957

Con người có cái mặt, làng quê Việt Nam có cổng làng. Thấy cổng làng là hình dung ngay được cả ngôi làng với bao nhiêu cảnh sinh hoạt quanh năm ở trong làng, suốt ngày này qua ngày khác, khi nắng, khi mưa, khi gió rét…

Người dân Việt Nam yêu quê hương làng mạc, ít ai muốn rời xa xóm làng.

Sống ở làng, sang ở nước. Phải rời bỏ làng mình thật là một điều bat đăc dĩ đối với dân ta.

Ở làng sống với lệ làng, đó là điều mong mỏi xưa nay của người dân quê Việt Nam. Đừng ai quan niệm rằng người dân quê không muốn sống ở làng không muốn theo lệ làng, muốn đấu tranh để phá bỏ lệ làng, quan niệm như vậy là sai và nói như vậy tức là ngụy biện.

Ngưoi dân quê muốn giữ lệ làng, muốn theo lệ làng để bảo vệ thuần phong mỹ tục, để duy trì nền đạo đức của dân tộc.

chẳng bao giờ người dân quê lại nghĩ những hình thức sinh hoạt cũ một phần là bọn bóc lột tạo ra nó chỉ có hình thức cộng đồng tập thể chứ không có nội dung.

Tại sao khi đã có hình thức cộng đồng tập thể lại không có nội dung, nhất là khi cái nội dung đó lại tiềm tàng trong tâm khảm của mọi người, và mọi ngưoi đều hoan hỷ lấy lệ làng làm mực thước trong cuộc sinh hoạt hàng ngày.

Đổi một ngôi làng bé nhỏ đơn sơ lấy một thành phố đồ sộ huy hoàng, có lẽ chẳng mấy người dân quê ưng thuận!

Gửi phản hồi