Những nhóm dân tộc ở miền Tây

nguoi khmer ở miền tây

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng rộng lớn hình thành nhóm phù sa của sông Cửu Long ở phía tây và sông Đồng Nai ở phía đông. Là địa bàn có con người sinh sống từ sớm, gắn với nền văn hóa Óc Eo, có quan hệ với cư dân của các nền văn hóa: Sa Huỳnh ở Trung Bộ, Đông Sơn ở Bắc Bộ và Xam-rông-xen ở Campuchia. Nền văn hóa đó là cơ sở đề hình thành Vương quốc Phù Nam vào đầu Công nguyên, đã hình thành các trung tâm kinh tế văn hóa lớn (cảng Óc Eo), có quan hệ thương mại với Ấn Độ và phương Tây, nhưng sau đó không phát triển.

Theo sử sách, khoảng thế kỷ XIII, người Khơ-me tiến hành khai phá vùng đất Nam Bộ. Từ thế kỷ XVI, ngươi Chàm từ vùng Trung Bộ vào sinh sống, sau đó người Việt (từ cuối thế kỷ XVIII), người Hoa (cuối thế kỷ XVIII) dần dần chuyển cư đến đây.

Như vậy, có thể nói, vùng đất Nam Bộ là nơi cộng cư lâu đời của các tộc người thiểu số: Khơ-me, Chăm, Hoa và người Việt. Quá trình xen cư tạo ra sự giao thoa, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các tộc.

Người Chăm

Theo truyền thuyết thì người Chăm xa xưa gồm hai thị tộc: thị tộc Cau về sau đại diện cho tầng lớp bình dân, sống ở trên núi cao và thị tộc Dừa đại diện cho tầng lớp quý tộc, về sau sông ở đồng bằng, ven biển.

Người Chăm sống bằng nông nghiệp lúa nước là chủ yếu kết hợp nghề thủ công. Do sông ố vùng biển có nhiều vũng, vịnh nên người Chăm rất giỏi đánh cá và đi buôn trên biển, kỹ thuật đóng thuyền đi biển khá cao. Đây là yếu tố của cư dân Mã Lai – Nam Đảo, gắn với các hoạt động thương nghiệp trên biển và dọc biển.

Về xã hội người Chăm theo chế độ mẫu hệ. Con cái đểu theo họ mẹ và họ mẹ là họ nội, họ bố là họ ngoại. Phụ nữ chủ động việc hôn nhân, lo thờ cúng tổ tiên (thị tộc mẫu hệ), được hưởng quyền thừa kế nên người nào không có con gái coi là tuyệt tự. Hôn nhân con chú con bác, con cô con cậu được coi là phù hợp nhất và tốt (trừ trường hợp con gái cò lấy con trai cậu), cấm ngặt con dì con già lấy nhau. Mỗi dòng họ do một phụ nữ đứng đầu, có kiêng kỵ riêng, nghĩa địa riêng.

Tuy chế độ gia đình là mẫu hệ, nhưng người Chăm sớm xây dựng được nhà nước Chăm Pa hùng mạnh, tồn tại một thời gian khá dài (từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XVI). Đơn vị xã hội cơ sở là làng.

Trong quá trình tiếp thu với các tôn giáo và các nền văn hóa, cộng đồng người Chăm đã chia thành hai bộ phận:

– Bộ phận theo Bà La môn (Ấn Độ giáo) hay còn gọi là Chăm Kaphia (hay Chăm Chuh), chiếm khoảng hai phần ba người Chăm vùng Trung và Nam Bộ.

– Bộ phận theo đạo Hồi (còn gọi là Chăm Bà-ni). Bộ phận này về sau lại chia thành hai nhóm: nhóm theo Hồi giáo Bà-ni (Hồi giáo cũ, ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận) có tổ chức xã hội không khác mấy so với nhóm Phật giáo; nhóm kia theo Hồi giáo Ixlam có xu hướng gắn với cư dân Ả rập, có những đặc điểm khác biệt về cơ cấu xã hội (gia đình phụ hệ thay thế mẫu hệ), về sinh hoạt kinh tế, văn hóa, thậm chí cả việc sử dụng tiếng nói và chữ viết thông thường, hình thức kiến trúc của thánh đường, các tín ngưỡng dân gian bị lu mờ dần.

Các tôn giáo này có vị trí quan trọng, chi phối đời sống cộng đồng người Chăm, tạo nên các sắc thái văn hóa khác nhau trong nội bộ tộc người. Y thức về tộc người của người Chăm rất cao và ý thức về cộng đồng tôn giáo cũng rất rõ nét, nhiêu khi tạo ra cả những khác biệt, dẫn đến những mâu thuẫn về chính trị – xã hội giữa các nhóm theo các tôn giáo khác nhau. Trong thời gian từ 1954 đến tháng 4 năm 1975, đế quốc Mỹ đã lợi dụng sự khác biệt này để chia rẽ cộng đồng người Chăm.

Trong đời sống người Chăm ở tất cả các nhóm theo các tôn giáo khác nhau, tầng lớp tu sĩ có vai trò và ảnh hưởng rất lớn.

Trong quá trình sinh sống, người Chăm tạo ra nền văn hóa độc đáo của riêng mình. Trước hết. về văn hóa vật chất, nét độc đáo của các tháp Chăm, tập trung nhiều ở các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận (các tháp Chăm d Mỹ Sơn – Quảng Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới). Nguồn thần thoại, truyền thuyết về vũ trụ, về con người, và nguồn gốc tộc người, ca dao, tục ngữ, dân ca (các điệu hò, lý) của người Chăm khá phong phú.

Là cư dân theo chế độ mẫu hệ, người Chăm coi trọng việc thờ nữ thần. Đó là Thiên Yana Thánh Mẫu (Ponagar) – Mẹ Xứ Sở là thần đã sáng tạo ra đất đai, cây cối rừng gỗ quý, lúa ngô và dạy người Chăm cách trồng trọt. Thần được thờ trong các lăng tháp. Là CƯ dân thạo nghề đi biển, người Chăm còn coi trọng việc thờ cá voi (hay cá Ong), hóa thân thành thần Po Riyak (thần sóng biển) hoặc thành thiên nga, cứu giúp người đi biển. Người Chăm có nhiều lễ thức liên quan đến nghề đi biển như cúng thuyên, các kiêng cữ liên quan đến thuyên (ăn cá không lật ngược, không cho phụ nữ lạ bước lên thuyền…). Vùng Nam Trung Bộ, người Chầm còn thờ thần Pô Klong Garai (người xây đập nước 0 Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận vào đầu thế kỳ XII) và Pôrômê (người có công xây dựng đập nước Marina ở Bình Thuận giữa thế kỷ XVI).

Bài viết được biên tập và giới thiệu bởi cơ sở chổi Bông May. Chúng tôi chuyên cung cấp chổi quét nhà cán nhựa giá rẻ, giao hàng tận nơi miễn phí.

Người Khơ-me

Người Khơ-me cư trú tập trung tại các tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng; ngoài ra còn ở các tỉnh Tây Ninh, Vĩnh Long, Cà Mau và Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ.

Người Khơ-me sống bằng nông nghiệp ruộng nước, kết hợp chăn nuôi trâu bò, lợn gà, làm các nghề thủ công (đan lát, nuôi tằm, dệt vải, dệt chiếu, làm gôm, làm đường thốt nốt) và khai thác nguồn thủy sản trong các kênh rạch, đồng trũng. Một số vùng có nghề chế tạo ghe, thuyền – phương tiện đi lại, vận chuyển chính của vùng sông nước. Các nhóm cư dân sông ơ các đô thị có nghề buôn bán, quan hệ mật thiết với người Hoa.

Người Khơ-me sống thành các phum (giống như làng của người Việt). Đơn vị hành chính trong phum là khum (gồm nhiều phum, giống như xã của người Việt). Nhiều trường hợp, phum lớn có thể là một đơn vị hành chính.

Sống lâu đời tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người Khơ-me đã tạo ra nền văn hóa riêng rất rõ nét. Do mộ đạo Phật (chủ yêu là dòng Tiểu thừa) nên người Khơ-me đã tạo ra một hệ thống chùa (trước giải phóng, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đến trên 400 ngôi chùa). Chùa không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là nơi quản lý nhân khẩu (mỗi chùa có một số gia đình đến đàng ký hành lễ cố định), bàn bạc các công việc của cộng đồng, nơi tiếp khách và là trường học ở nông thôn. Trẻ em Khơ-me đến tuổi đi học thường vào chùa học và tu một thời gian rồi mới ra lập nghiệp, Mỗi chùa có ban quan tri giêng, gồm các thành viên có uy tín trong phum. Nhiêu chùa có thư viện riêng, nghĩa trang riêng cho các tín đồ của chùa.

Ngoài đạo Phật, người Khơ-me có nhiều hình thức tín ngưỡng truyền thống. Trước hết là tín ngưỡng tô tem, thờ rồng – do đồng bào sinh sống trên vùng đất sông nước, nhiều sình lầy (mô típ con rồng thường được gắn trên nóc chùa, nóc đền đài). Các thần bảo hộ có Aráck (thần bảo hộ dòng họ, gia đình, một khu đất, khu rừng) và Anesktà (thần bảo hộ của xóm, giống như thổ địa), điều đặc biệt là Arắck được thừa kế theo dòng nữ. về tín ngưỡng nông nghiệp có lễ cầu mưa (giữa tháng 4 dương lịch, khi mùa mưa sắp đến), lễ cúng các vị thần nông (đê xua đuôi các loại thú, côn trùng làm hại cây trồng), cúng hồn lúa khi gặt về..,

Trong một năm, người Khơ-me có ba lễ tiết quan trọng nhất. Một là lễ mừng năm mới (Chol Chnam Thmay) vào 3 ngày 14. 15, 16 của tháng Chét (giữa tháng tư dương lịch). Các gia đình sửa lễ cúng gia tiên ờ nhà và ở chùa, các chùa làm lễ tắm tượng, tắm cho sư, các gia đình tám cho các bậc ông bà, cha mẹ có tuổi. Lễ cúng tổ tiên (Xen Đôn ta) từ 29 tháng Tám đến mùng 1 tháng Chín và lễ cúng trăng (Oóc Om Bok) vào giữa tháng Mười âm lịch. Mục đích của Lễ này là cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Người lớn thường đưa một miếng cơm và chuối vào miệng đứa trẻ rồi hỏi năm nay muốn gì, căn cứ vào lời nói của đứa trẻ mà đoán định mùa vụ năm sau. Cũng trong dịp này, người Khơ-me có tục thả đèn bay, thả bè chuối gắn đèn trên sông, đua ghe Ngo hay đua thuyền.

Người Khơ-me có một kho tàng truyện kể (truyện cổ, thần thoại, truyện cười) phong phú. Bên cạnh đó, vàn học viết cũng khá phát triển. Nghệ thuật điêu khắc, tạo hình nổi bật với kiến trúc và trang trí ở chùa, trang trí tượng, trang phục dân gian với màu sắc sặc sỡ gắn với các tích của đạo Phật.  m nhạc Khơ-me thường gắn với sinh hoạt ca múa và sân khấu.

Đọc thêm về văn hóa Việt Nam:
Nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt
Tìm hiểu nguồn gốc làng xã Việt Nam

Người Hoa

Người Hoa đến vùng đất Nam Bộ vào thập kỷ 70 của thế kỷ XVII Đa số họ là người dân lao động sang Việt Nam tìm kế sinh nhai, cư trú đông đúc tại các đô thị: Sài Gòn, Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch Giá… Họ sang Việt Nam theo từng tỉnh của Trung Quốc (như Phúc Kiến, Quý Châu), sống thành các làng riêng, gọi là Minh hương, người đến trước thường được tôn làm Minh hương tiên hiển.

Về phương diện hành chính, mỗi cộng đồng người Hoa ở tỉnh gốc lập thành một bang, có một băng trương là người đại diện để liên hệ với chính quyền phong kiến Việt Nam, có số hàng bằng ghi chép về các hộ, giống như số hộ khẩu. Phần lớn người Hoa ở Nam Bộ sông bằng buôn bán và làm các nghề thủ công, sô làm ruộng rất ít. về sau, trong cộng đồng người Hoa dần dần phần hóa sâu sắc. Thời Pháp thuộc và thời Mỹ – ngụy, một bộ phận sông ở các đô thị lớn (tập trung ở Sài Gòn – Chợ Lớn) trở thành những nhà tư sản công nghiệp và thương nghiệp, làm chủ các khách sạn, các hãng buôn lớn; một sò ở miền Tây Nam Bộ buôn ngũ cốc, phụ tùng xe máy, lâm thổ sản. Những nhà tư sản này trở thành tư sản mại bản, quyền lợi gắn chặt với chế độ thực dân, sử dụng đồng tiền vào mục đích chính trị, đi ngược lại quyền lợi của đa số dân nghèo thành thị, công nhân và nông dân trong cộng đồng người Hoa.

Trong quá trình cư trú tại Nam Bộ, người Hoa đà cùng người Việt, Khơ-me khai phá vùng đất màu mỡ này. Nhiều người Hoa có công khai phá cả một vùng rộng lớn, được nhân dân tôn vinh mà tiêu biểu là Mạc Cửu (khai phá vùng Hà Tiên).

Văn hóa của người Hoa ở Nam Bộ có nhiều yếu tố đặc sắc. Vé ẩm thực, thế hiện ở các món ăn đặc trưng như: cơm chiên thập cẩm, cháo, mì vằn thắn, bánh bao; các loại chè uống, về văn hóa vật thể, nổi bật là các ngôi quán, chùa và đình. Về tín ngưỡng người Hoa vùng Nam Bộ có tục thờ Tứ vị Thánh Nương, thờ bà Thiên Hậu, Quan Công, 108 anh em tử nạn trong quá trình di cư đến Việt Nam, thờ ông Bổn (giống như thờ thổ địa của người Việt), về văn hóa tinh thần, người Hoa nổi tiếng VỚI các loại hình sân khấu, lễ hội hoa .đãng, các điệu múa lân, múa sư tử, các lễ tiết (Tết Nguyên đán, Nguyên tiêu…).

Quý khách có nhu cầu đặt mua chổi, mời xem bảng báo giá chổi của chúng tôi.

Người Việt (Kinh)

Trong 54 tộc người ở Việt Nam, người Việt là tộc người đa số, chiếm số đông nhất, chiếm phần đông trong dân số cả nước, trong đó còn lại là các dân tộc khác.

Người Việt là tộc người duy nhất cư trú thành các cộng đồng đông đúc ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, trên tất cả các địa bàn (đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển, hải đảo), song tập trung đông đúc ở các đồng bằng (đây là quy luật phổ biến của các nước Đông Nam Á, giống như trường hợp người Thái ồ Thái Lan, người Miên ở Mianma, người Khơ-me ở Campuchia…). Người Việt còn tập trung ở các thành phố, thị xã, thị trấn, các trục đường giao thông lớn trong cả nước.

Các tư liệu khảo cổ khọc cho phép khẳng định, tổ tiên của người Việt chính là nhóm Lạc Việt nằm trong khối Bách Việt cư trú trên một vùng rộng lớn ở bắc Việt Nam và nam Trung Quốc, về mặt nhân chủng, người Lạc Việt là trung gian giữa chủng Môngôlôit và Ôxtralôit. Trên vùng lãnh thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay, cách ngày nay khoảng 3.500 – 4.000 năm, nhóm Lạc Việt đã trực tiếp tạo ra những nền văn hóa có tính liên tục, từ Phùng Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu và cuối cùng là nền Văn hóa Đông Sơn rực rỡ, với nghề trồng lúa nước, kết hợp các nghề thủ công, trong đó nghề độc đáo nhất là nghề đúc đồng với sản phẩm mang tính đặc trưng là trống đồng. Cùng với quá trình hoạt động, sinh sống, do nhu cầu của phát triển kinh tế, mỏ mang diện tích canh tác và hoạt động sản xuất, người Việt đã phân tán rộng khắp miền Bắc, miền Trung, miền Nam của đất nước.

Song song với việc thiết lập cơ sở kinh tế và thể chế chính trị đi đến phát triển như ngày nay, người Việt còn tạo ra một nền văn hóa vô cùng độc đáo. Có chữ viết và tiếng nói cho riêng mình. Văn hóa vật thể người Việt thể hiện trước hết ở truyền thống ẩm thực (các đồ ăn, thức uống, phong tục tập quán) phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền. Về trang phục, nét độc đáo nhất của người Việt là bộ quần áo dài của nữ giới, đó là vẻ đẹp và duyên dáng và truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, ở Nam Bộ là bộ quần áo bà ba gắn với chiếc khăn rằn. Kết cấu làng và nhà cửa của người Việt được trang trí hài hòa với khung cảnh thiên nhiên của từng vùng. Trong mỗi làng đều có các công trình thờ cúng (gắn với kiến trúc và điêu khắc của từng thời kỳ) như đình, chùa, đền, miếu…

Nét độc đáo nhất về tín ngưỡng của người Việt, nét nổi bật nhất là sự kết hợp giữa ba tôn giáo Nho – Phật – Đạo (Tam giáo đồng tôn) với các yếu tố của tín ngưỡng bản địa, như tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng vật hữu tình, tín ngưỡng nông nghiệp ruộng nước… Mỗi làng Việt đều có đình để thờ Thành hoàng (vị thần bảo vệ và che chở cho vận mệnh của cả làng, thường là các tướng lĩnh có công đánh giặc giữ nước, người có công khai phá đất đai, lập làng, người truyền nghề hay mơ đường học hành khoa cử cho làng), có chùa để thờ Phật, có vàng chỉ (hay văn tự) để thờ Khổng Tử (người sáng tạo ra đạo Nho) và những người đỗ đạt của làng. Trong làng còn có nhà thờ của các dòng họ, nhà thờ các danh nhân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên. Các làng ven biển từ Trung Trung Bộ trở vào đến tận Mũi Cà Mau đều có lăng thờ cá voi (hay cá Òng, nên còn gọi là lăng Ông).

Gắn với các công trình tín ngưỡng trên đây là các lễ thức thờ cúng, phát triển thành các hội. Chiếm phần lớn các hội là hội đình, một số là hội chùa, hội đền. về nội dung, có hội lịch sử, hội nông nghiệp, hội thi tài, hội văn nghệ giao duyên… về quy mô, chiếm phần lớn là hội làng, một số hội là liên làng (liên kết của nhiêu làng có quan hệ thân thuộc về lịch sử, điếu kiện địa lý và văn hóa), một số ít là hội vùng (hội của một vùng rộng lớn). Hội là một nét đẹp văn hóa trong cộng đồng người Việt, nhằm đáp ứng yêu cầu đời sống tâm linh, thưởng thức các giá trị văn hóa cho người nông dân sau một mùa sản xuất. Hội phản ánh ước vọng của cư dân nông nghiệp (mưa thuận gió hòa, phong đăng hòa cốc. đông con nhiều cháu, nhân khang vật thịnh). Hội cũng phản ánh đặc điểm tín ngưỡng phong tục tập quán, sự phân tầng xã hội trong làng xã (thể hiện ở vai vế trong tế lễ, đám rước, chia phần biếu sau tết lễ). Cùng với đình làng, hội là kết tinh của tình thần cộng đồng làng xã (thể hiện ở mọi người cùng lo việc hội, cùng thưởng thức hội). Hội là yếu tố lớn nhất của văn hóa phi vật thể góp phần làm phong phú văn hóa làng xã.

Văn hóa phi vật thể của người Việt còn thể hiện ở các lễ tiết trong năm (Tết Nguyên đán và các tết khác), ở các phong tục liên quan đến chu trình đời người (lễ cúng mụ, lễ vào giáp, cưới xin, khao vọng, lên lão, mừng thọ và tang lễ). Các phong tục ngày biểu hiện riêng biệt của từng vùng, miền. Thêm vào đó người Việt còn xây dựng được một kho tàng văn học dân gian (cổ tích, thơ, ca, hò, vè…) và văn học hiện đại rất đồ sộ (văn, thơ, tiểu thuyết…) dưới dạng chữ viết hoặc truyền miệng.

Người Việt sớm hình thành nền giáo dục dân gian, từ trong gia đình, dòng họ và làng xã, nhằm trao truyền các kỹ năng lao động, các kinh nghiệm sản xuất dựa trên những nhận biết mang tính quy luật về sự biến chuyên của thời tiết, khí hậu từng mùa, sự thích ứng của các loại cây trồng với các điều kiện của thổ nhưỡng, nước và khí hậu. Trong giáo dục, người Việt chú trọng dạy con người từ tấm bé nhận biết để có một thái độ ứng xử đúng vái trong các mối quan hệ: quan hệ nam nữ, quan hệ huyết thống, quan hệ tuổi tác, quan hệ làm àn… nhằm duy trì tôn ti trật tự từ trong gia đình ra ngoài làng, duy trì các phong tục tập quán, các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng. Ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tiếp thu nền giáo dục Hán học của người Trung Quốc. Chữ Hán được dùng làm phương tiện chủ yếu để-dịch kinh, in sách Phật. Một số người Việt có học lực khá, thi đỗ cao có tiếng vang sang cả Trung Quốc, như Trường Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm (đời Lý); đời nhà Đường có Khương Công Phụ đỗ Trạng nguyên, được giao chức vụ cao trong triều đình phong kiến Trung Quốc.

Văn hóa Việt có sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn đến các tộc người khác nhưng văn hóa Việt cũng tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc của nhiều tộc người khác. Một nét nổi bật của người Việt là tính thích ứng, thích nghi rất cao với điều kiện sống, với hoàn cảnh nói, trước môi trường sống mới. Đến với bất kỳ môi trường nào, người Việt cũng dễ dàng, nhanh chóng thích nghi và hòa đồng với cư dân sở tại, từ đó, tạo ra những nét mới trong văn hóa, trên cơ sở “nguyên mẫu” ban đầu. Các sắc thái văn hóa Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ cho thấy điều đó.

Người Kình ỏ Nam Bộ nói chung và ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cùng chung sống với cộng đồng các dân tộc anh em như Hoa, Khơ-me,… Trong quá trình cùng nhau hoạt động sản xuất, cùng nhau đoàn kết chống lại thiên tai, chống lại giặc xâm lược bảo vệ và giữ gìn quê hương đất nước của mình, các nền văn hóa đã giao thoa, ảnh hưởng mạnh mẽ lẫn nhau. Trong hầu hết các lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số nơi đây như: lễ Chol Chnam Thmay (lễ vào năm mới), lễ Sen Đôn Ta, lễ Ooc Om Bok (lễ cúng tráng),… của dân tộc Khơ-me; lễ đấu đèn của người Hoa,… đó là những sinh hoạt văn hóa, hoạt động lễ hội có sức thu hút đông đảo mọi người tham gia, thế hiện nét đặc trưng của vùng sông nước Đồng bằng sông cửu Long. Không chỉ có đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn có đông đảo người Việt, và đồng bào các dân tộc trong khu vực phụ cận cùng hưởng ứng một cách nồng nhiệt. Qua mỗi một lễ hội, tình đoàn kết, gắn bó giữa cộng đồng các dân tộc ngày càng được củng cố, bền chặt, nền văn hóa trung ngày càng phong phú,-đặc sắc. Không chỉ trong lễ hội, mà trong phong tục tập quán, đồng bào các dân tộc thiểu số, trong quá trình giao lưu với người Việt, đà dần bỏ đi các phong tục tập quán lạc hậu, cải cách theo lối sống mới văn minh và tiến bộ hơn trong đời sống và trong sản xuất. Trong văn hóa ẩm thực người Kinh cũng đã tiếp thu rất nhiều những nét đặc sắc từ văn hóa ẩm thực của các dân tộc thiểu số khác, đặc biệt là của người Hoa. Nhờ vậy mà văn hóa người Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phong phú, thỏa mãn nhu cầu văn hóa của người dân.

Gửi phản hồi