Gia đình chúng ta ai cũng có những bậc cao niên đã sống qua nhiều thế hệ. Họ là quá khứ và ký ức của gia đình, là niềm vui của con cháu trong nhà, và là túi khôn cho các thế hệ tiếp nối học hỏi. Trong nhà có ông bà là một niềm vui, và gia đình nào còn ông còn bà là một điều hạnh phúc. Nhưng ở tuổi xế chiều, sức khỏe là vấn đề quan trọng đối với các cụ. Như chiếc lá vàng còn neo mình trên cành khô, các cụ có thể rụng xuống bất kỳ lúc nào. Phận là con cháu, chúng ta phải hết sức chăm sóc các cụ. Có những điều nên làm và có những điều kiêng kỵ cần lưu ý, vậy thì người cao tuổi nên kiêng gì để giữa sức khỏe tốt, bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn.
Người cao tuổi nên kiêng gì khi uống rượu
1 – Không nên uống vào buổi sáng: Sáng sớm chưa ăn, dạ dày đang ở “trạng thái đói”, sau khi uống rượu, rượu vào ruột non, lập lức tham dự vào tuần hoàn máu, điều này vô cùng nguy hại cho cơ thể. Cái gọi là “rượu sớm dễ say” chính là do nguyên nhân này.
2 – Không nên uống thả sức: Người trẻ tuổi còn tranh cường hiếu thắng, uống cho thoải mái, cho đã nên thường uống thả sức; người già thể nhược lực kém, uống rượu nên uống từ từ ít một thì hơn, vùi đầu trong men rượu, vừa sinh ra nghiện rượu, vừa hại cho sức khỏe.
3 – Không nên uống liên miên: Một ngày ba bữa không rời rượu, trong một ngày đi dự nhiều yến tiệc, bữa trước chưa tỉnh lại say bữa mới, say rượu li bì kéo dài, ngày tháng tất sẽ sinh bệnh. Nếu được mời rất thịnh tình, không thể từ chối được thì lấy trà thay rượu, lấy nước hoa quả thay rượu, sao cho vẹn cả đôi đường, mọi người đều hoan hỉ.
Bốn điều kiêng kỵ của người già
1 – Không nên mê tín khí công: Đối với dưỡng sinh, bảo vệ sức khoẻ, khí công đúng là có tác dụng nhất định, nhưng có một số người già thiếu nhận thức đúng đắn và thái độ khoa học đối với tác dụng của khí công, khi luyện công không đúng yếu lĩnh, không có phương pháp nhưng trong lòng lại thấy bức thiết, nôn nóng, kết quả dẫn đốn “bệnh tổng hợp thiên lệch khí công”; biểu hiện ở chỗ ảo thính, ảo thị, tâm tư bất ổn, thậm chí ngôn ngữ rối loạn và đau đầu, choáng váng, tim đập mạnh, mất ngủ v.v… Cho nên người già luyện khí công nhất định phải lĩnh hội đúng đắn và nắm vững yếu lĩnh, tuấn tự mà liến, không được mê tín khí công mà nôn nóng làm bừa.
2 – Không nên đánh bài quá nhiều: Người già về hưu ở nhà, thỉnh thoảng chơi bài cũng không sao. Nhưng nếu suốt ngày ngồi chơi bài, tất sẽ làm rối loạn trật tự sinh hoạt bình thường, thêm nữa lại hoạt động ít, quá ư căng thẳng hoặc mệt mỏi v.v… dễ dẫn đến tổn hại cho cơ lưng, thần kinh suy nhược và tiêu hoá kém, sinh ra “bệnh tổng hợp bài bạc” thậm chí vui quá hoá bi, xảy ra biến cố bất ngờ. Cho nên, người già chơi bài nên chơi vừa phải, không nên đam mê.
3 – Không nén quá thiên về chất bổ: Có một số cụ già quá thiên về chất bổ, cho rằng luôn luôn ăn thực phẩm bổ, thì mới sống lâu trường thọ. Kỳ thực, chất bổ cũng tốt, nhưng không bằng hằng ngày ăn thức ăn thiên nhiên trong bữa ăn bình thường. Ăn quá nhiều thức ăn bổ thường hay xuất hiện tác dụng phụ. Cho nên người già càng phải chú ý ăn uống cho hợp lý, ăn thức ăn thường ngày giàu chất dinh dưỡng, nhưng không ỷ lại vào chất bổ. Chất ăn bổ cuối cùng cũng chỉ có tác dụng “bổ”, không thể dùng nó để thay thế thực phẩm chính được.
4 – Không nên vui buồn giận dữ thất thường: Tâm tư ổn định, tâm tình sảng khoái rất có lợi cho việc phối hợp, điều hoà các cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể, khiến cho công năng sinh lý được phát huy đầy đủ. Nếu nóng vội thì dễ phát sinh tâm tư bất ổn như cáu bẳn, lo âu, phiền muộn v.v… rất dễ dẫn đến mất thăng bằng trong cơ thể, công năng miễn dịch giảm sút, kết quả mang bệnh mang tật vào người.
Bốn điều kiêng kỵ của người già khi xem ti vi
1 – Không nên vừa ăn cơm xong lập tức xem ti-vi ngay: Do công năng tiêu hoá của người già suy yếu, sau khi ăn cơm xong, cơ quan tiêu hoá cần cung ứng một lượng máu rất lớn, để hoàn thành quá trình tiêu hoá những thức ăn mới ăn vào. Nếu ăn xong lập tức xem ti vi ngay, hoạt động đại não sẽ vì xem ti vi nên cẩn cung ứng thêm lượng máu, như vậy tất sẽ làm cho cơ quan tiêu hoá thu được lượng máu tương đối ít đi, từ đó mà có trở ngại cho việc tiêu hóa thức ăn, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
2 – Không nên thường xuyên xem các tiết mục bi kịch: Người già sau khi xem tiết mục bi kịch, khó tránh khỏi những giọt nước thương cảm, tâm tư sa sút. Nếu thường xuyên xem bi kịch, sẽ làm cho thực dục không cao, đêm ngủ không an giấc, thể trọng giảm đi, động tác chậm chạp v.v… biểu hiện buồn rầu. Đặc biệt là những cụ già vừa mất hoặc mất chồng, do bi ai quá độ, nên sinh ra mềm yếu. Y học hiện đại nghiên cứu chứng minh, ưu thương quá độ sẽ làm cho người ta giảm sức miễn dịch của cơ thể, có thể tái phát những bệnh cũ; cũng có thể làm cho động mạch quán trạng bị co giật, việc phân tiết của kích tố chất bì tuyến thượng thận tăng lên, tim đập rất nhanh, từ đó mà dẫn đến đau.
3 – Không nên xem những tiết mục rùng rợn nguy hiểm: Người già nếu xem những tiết mục ti-vi quá căng thẳng và rùng rợn nguy hiểm, rất dễ xảy ra tai biến ngoài ý muốn là bệnh tâm huyết quản. Đó là vì căng thẳng, hưng phấn quá mức, có thể kích thích thần kinh giao cảm trong người và tuyến tố giáp cơ thượng thận và việc phân tiết của tuyến thượng thận tăng lên, làm cho tim đập nhanh, huyết quản co hẹp, huyết áp tăng cao có thể phá vỡ mạch máu não của những người có bệnh cao huyết áp và xơ cứng động mạch hoặc làm cho những người bị bệnh hẹp van tim vì lâm cơ thiếu máu mà xuất hiện tim đau thắt.
4 – Không nên xem ti vi liên tục một thời gian dài: Người già nếu ngồi xem ti vi liên lục thời gian dài thì rất dễ mắc bệnh gọi là “bệnh chân ti vi”. Biểu hiện chủ yếu của bệnh này là, hai chân lê bì, đau nhức, phù thũng. Chủ yếu là do người già vốn tuần hoàn máu đã chậm, cộng thêm tư thế ngồi lâu đè lên tĩnh mạch chân, khiến cho máu trở về bị khó khăn, tạo thành tĩnh mạch ở hai chân hình thành tắc mạch máu. Ngoài ra người già ngồi thời gian dài chăm chú nhìn màn hình ti vi có những hình ảnh và hoạt động sáng lối lập loè, nhanh chậm khác nhau sẽ làm cho nhức mắt, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi v.v… Cho nên, người già không nên xem ti vi liên tục thời gian dài. Nếu có xem thời gian dài thì cứ sau nửa tiếng đồng hồ, nên nhắm mắt dưỡng thần hoặc day mắt một lần và đứng dậy đi đi lại lại mấy phút cho đến mười mấy phút.
Năm điều kiêng kỵ về bảo vệ sức khoẻ người già trong mùa đông
1 – Không nên đóng kín cửa: Mùa đông càng nên duy trì không khí trong lành tươi mới ở trong phòng. Nếu đóng hết các cửa chính và cửa sổ thì bếp lò than trong phòng, những khí thải sau khi đốt lò, khói thuốc lá, những phế vật do hơi người thở ra đều làm ô nhiễm không khí, gây nên các bệnh về đường hô hấp cho người già.
2 – Không nên uống rượu để chống rét: Rượu kích thích nhiệt độ trong người của trung khu thần kinh, khi uống rượu có thể làm cho mạch máu bên ngoài nở ra, máu chảy nhanh hơn, có cảm giác toàn thân ấm hơn; nhưng chính lúc đó, nhiệt lượng trong người cũng theo đó mà bay đi, sau khi tác dụng của rượu đã hết, thì ngược lại sẽ cảm thấy càng lạnh hơn.
3 – Không nên nằm lâu ở trên giường: Người già sáng sớm dễ nằm rốn trên giường, nằm ở trên giường mà ngáp, vươn vai, hít thở thật sâu, cử động chân tay, rồi ra khỏi giường mặc quần áo đi ra ngoài hoạt động thì tốt. Nhưng nếu vì trời lạnh mà lười không chịu dậy ngay thì rất dễ khiến cho công năng chuyên hóa của cơ thể giảm sút, khí huyết ứ đọng không lưu thông.
4 – Không nên nhịn đi tiểu ban đêm: Mùa đông, đêm dài, có một số người già sau khi đi ngủ sợ lạnh mà lười dậy để đi tiểu. Kỳ thực để nước tiểu đọng lại một thời gian dài ở trong bàng quang, vừa ảnh hưởng đến hiệu quả giấc ngủ, lại còn vì tâm tư bất an mà làm cho huyết áp tăng cao hoặc hệ thống nước tiểu sinh bệnh.
5 – Không nên luyện tập ngoài trời: Sáng sớm mùa đông, người già nên căn cứ vào tình hình sức khoẻ của mình mà chọn nơi hướng mặt trời xuôi gió, không khí tươi mát, cây cối tương đối nhiều. Thời gian tốt nhất là sau khi mặt trời mọc một tiếng đồng hồ thì tập. Tuyệt đối không nên đi ra ngoài trời hoặc trong mưa tuyết để tập, để tránh gió rét hoặc sảy chân vấp ngã.
Người già không nên ăn nhiều thức ăn lạnh
Mùa hè viêm nhiệt, ăn một số thức ăn lạnh đúng vừa phải, đúng số lượng vừa phòng nóng vừa hạ nhiệt độ, lại có thể cải thiện khẩu vị (thực dục), cũng có thể nói là “nhất cử lưỡng tiện”. Thế nhưng đối với các cụ già ăn nhiều, ăn thức ăn lạnh thì không nên.
Đó là vì người già kết mạc dạ dày và tá tràng đã phát sinh biến hoá có tính thoái hoá, việc phân tiết của vị toan và các chất men tiêu hoá khác dần dần giảm đi, khiến cho công năng tiêu hoá bị hạ xuống, nếu thường xuyên ăn đồ lạnh có thể làm cho niêm mạc huyết quản dạ dày co hẹp lại, làm cho phần tiết dịch vị càng ít hơn, sẽ làm cho tiêu hoá kém. Đồng thời nếu ăn nhiều thức ăn lạnh còn có thể làm loãng dịch vị, hạ thấp năng lực sát trùng của vị loan, phá hoại phòng tuyến tự nhiên của dạ dày, lúc đó nếu có siêu vi trùng hay vi khuẩn chui vào đường liêu hoá, rất dễ dàng gây nên các bệnh dạ dày và tá tràng, viêm ruột, kiết lỵ, thương hàn v.v… Ngoài ra, một bộ phận người già mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim phổi, bệnh hẹp van tim v.v… nếu ăn nhiều đồ ăn lạnh hoặc salad ướp lạnh sẽ nhanh chóng làm cho động mạch bị co giật làm cho bệnh trạng của công năng tim vốn đã không ổn càng nặng thêm, thậm chí còn gây nên tim lực suy kiệt. Cho nên, người già không nên ăn đồ ăn lạnh và xa lát ướp lạnh. Đương nhiên là càng không nên ăn nhiều.
Không nên ăn nhiều sữa bò
Người già nếu ăn quá nhiều sữa bò hoặc sữa bột sẽ gây ra hàng loạt bệnh trạng như làm cho ruột non chướng khí, đau bụng, sôi bụng, đi ngoài v.v… y học gọi là “bệnh rối loạn tiêu hoá”. Ngoài ra những người uống quá nhiều sữa bò và trường kỳ dùng quá liều lượng muối canxi và dược vật có tính kiềm còn có thể dẫn đến trúng độc kiềm; y học gọi là “bệnh tổng hợp sữa – kiềm”, người bệnh có bệnh trạng như đau đầu, hôn mê, tim đập mạnh, nôn mửa, kiệt sức, sợ ăn, khát nước, đái nhiều và đau quặn thận v.v… nếu bị nặng còn có thể thấy các biểu hiện tinh thần u uất hoặc rối loạn.
Người cao tuổi uống bao nhiêu sữa bò thì vừa? Điều này còn có liên quan đến hoạt tính chất dung môi đường sữa trong cơ thể mỗi con người cao hay thấp. Nhưng nói chung, mỗi người mỗi ngày không nên ăn quá 20g, đối với người già mà nói, tốt nhất nên ăn sữa chua và sữa đặc, giá trị dinh dưỡng của chúng không thua kém sữa bò, mà hàm lượng đường sữa ít hơn rất nhiều, không nhũng hợp khẩu vị, mà còn dễ tiêu hoá hấp thu, đặc biệt là thích ứng với người già sau khi ốm đau.
Không nên đi bách bộ trên hè phố
Tản bộ là phương thức hoạt động thể dục ngoài trời rất tốt của người già. Nhưng nếu không lựa chọn mà đi tản bộ trên hè phố, trên đường cái quan thì không những không có lợi cho sức khỏe, mà trái lại còn có hại.
Trên đường phố, đường cái quan, xe cộ đi lại tấp nập, rất không an toàn. Càng nghiêm trọng hơn nữa là động cơ ô tô xả ra những khí thải ô nhiễm môi trường, khiến cho chất lượng không khí rất kém. Khí thải ô tô thải ra có bụi bẩn rất nhiều; trong những hạt bụi này có các chất độc như chì, clo, brom, cacbon v.v… lại còn có một chất có hoạt tính cao có thể dẫn đến ung thư – benden.
Theo thống kê, toàn thế giới mỗi năm từ ô tô thải ra hơn 40 vạn tấn chì. Chì là chất vô cùng nguy hại cho sức khỏe cơ thể. Chì vào trong cơ thể sẽ nhanh chóng phân bố vào máu sẽ làm cho con người trúng độc chì. Không những thế, những người sống trong môi trường có nồng độ chì cao sẽ xuất hiện các bệnh trạng như nhức đầu, chóng mặt, kiệt sức, ăn không ngon, trí nhớ kém v.v… Sức đề kháng của cơ thể người già kém càng dễ nguy hại bởi chì.
Cho nên người già không nên đi bách bộ trên đường phố, trên đường cái quan để rèn luyện thân thể, mà nên chọn những nơi có môi trường trong lành tươi mát như công viên, bến sông, rừng cây, bãi cỏ, cánh đồng.
Bài viết được cung cấp bởi cơ sở sản xuất chổi Bông May, đơn vị chuyên cung cấp chổi quét nhà cán nhựa giá rẻ và chổi dừa Bến Tre.
Người già không nên đi dép lê
Dép lê không những trông đẹp, mà còn mềm, nhẹ, cho nên ai cũng thích đi. Nhưng đối với người già đã đi dép lê lâu ngày thì lại có hại chứ không có lợi.
Đi dép lê sẽ thay đổi trọng tâm cơ thể. Nói chung giày vải giày da đều có gót cao khoảng 2cm, khiến cho trọng lượng thân thể phân bố trên toàn gót chân, khiến cho cơ quan vận động chống đỡ, cơ bắp, dây chằng, xương và cột sống bảo trì được vị trí và trạng thái vận động bình thường. Còn dép lê đế bằng làm cho gánh nặng thân thể phân phối không đều trên chân, làm thay đổi tư thế thân thể vì vị trí nội tạng, nếu kéo dài như vậy, chân sè bị cong, sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có lợi cho sức khỏe. Cho nên, người già không nên thường xuyên đi dép lê.
Người già không nén ngồi hố xí xổm
Người già nếu ngồi xổm đi đại tiện thì độ gấp khúc động mạch huyết quản của thành bụng và chân giảm đi nhiều (thông thường sẽ nhỏ đến 40 độ), khiến cho huyết quản chân cũng gấp khúc rất mạnh gây trở ngại cho lưu thông máu, thêm nữa khi đại tiện thường phải nhịn thở và dùng sức rất nhiều để sức ép ở bụng tăng cao, làm cho huyết áp tăng cao đột ngột, do đó dễ vỡ mạch. Trong cuộc sống thường ngày, thường xuyên có một số người già bị trúng gió ở trong nhà xí, nhẹ thì hôn mê bất tỉnh, bị liệt nửa người, nặng thì dẫn đến tử vong. Nếu một cách thoải mái không nên ngồi xổm thì có thể tránh được những hiện tượng phát sinh trên đây.
Người già không nên ngồi lâu
Có một số người già sau khi nghỉ hưu, ở nhà chẳng có việc gì làm, thường chỉ ngồi trên ghế sô-pha, có khi ngồi liền hàng mấy tiếng đồng hồ. Chuyên gia y học đã cảnh cáo: người già không nên ngồi lâu, nó chỉ càng làm cho già yếu thêm.
Đó là vì ngồi lâu có thể làm cho nhiều loại tạng khí, khí quan và tổ chức không được rèn luyện, ảnh hưởng đến sự chuyển hoá bình thường của cơ thể, làm cho lượng tuần hoàn máu giảm sút. Ngồi lâu còn dẫn đến bệnh béo phì, mỡ máu lăng cao, bị bệnh trĩ, thần kinh suy nhược, việc phân tiết dịch tiêu hoá giảm đi, trở ngại cho việc tiêu hoá dẫn đến hấp thụ thức ăn và thở kém. Cho nên người già về hưu, nên đi nhiều ra ngoài, tham gia các hoạt động ngoài trời, muôn vàn lần không nên chỉ ngồi trong nhà.
Người già không nên ngồi lâu trên ghế sô-pha
Trong gia đình hiện đại, đa số các nhà đều có ghế sô-pha. Ghế sô-pha mềm mại rộng rãi, tuy có đem lại cho người ta sự tiện lợi và thoải mái, nhưng ngồi lâu trên ghế sô-pha cùng đem lại cho người la những điều bất tiện.
Nhiều người cho rằng ngói trên ghế sô-pha mềm mại thoải mái. Kỳ thực đó là một sự hiểu lầm, bởi vì ghê sô-pha mềm mại, không phù hợp với nhu cầu sức khỏe sinh lý của con người, ngồi lâu trên ghế sô-pha mềm mại sẽ dẫn đến “bệnh tổng hợp sô-pha”. Chuyên gia Nhật Bản đã cho đăng bài luận văn nhan đề “Bàn về vứt bỏ ghế sô-pha” đã chỉ rõ, vì ghế sô-pha quá mềm mại, giảm nhẹ mức độ kích thích đối với cơ thể; đồng thời cũng giảm nhẹ sự kích thích đối với não, nếu cứ kéo dài sẽ xuất hiện những bệnh trạng như hoạt động đại não bị trì độn, độ mẫn tiệp tư duy bị thoái hoá rõ rệt, tinh thần trễ nải, toàn thân mệt mỏi, lưng mỏi chân chồn, tứ chi kiệt sức và hệ thống tiêu hoá cũng dễ sinh bệnh, sợ ăn v.v…
Người già do khí quản khô héo, sức đề kháng của cơ thể thấp, ngồi lâu trên ghế sô-pha sẽ làm cho những tác dụng phụ càng rõ rệt hơn.
Đọc thêm trong chuyên mục Văn Hóa Việt Nam của chổi Bông May
Những nhóm dân tộc ở miền Tây
Tang lễ truyền thống của người Việt
Người già không nên tắm quá nhiều
Thường xuyên lắm rất có ích cho thân thể. Không những làm sạch làn da, mà còn giãn xương giãn cốt, có thể làm cho lưng, chân đỡ đau. Nhưng người già thì không nên tắm quá nhiều.
Đó là vì thể lực người già suy yếu, tuyến mỡ dưới bị da dần dần co bé lại; nếu tắm quá nhiều, làn da sẽ bị khô, dễ bị tróc da, thậm chí phát sinh bệnh nứt da hoặc ngứa ngáy. Nếu khi tắm mà nước quá nóng, nhiệt lượng trong người không dễ bốc hơi, dễ phát sinh trúng nóng. Nêu thời gian tắm quá dài, vi ti huyết quản trương ra làm cho đại não thiếu máu sinh ra chóng mặt thậm chí còn ngất xíu.
Người già không nên thường xuyên uống bia
Bia là một loại đồ uống có nhiều chất dinh dưỡng, đã từng được gọi là “bánh bao nước”, càng ngày càng được mọi người yêu thích. Nhưng người già thường xuyên uống bia thì lại không có lợi cho thân thể.
Bởi vì trong quá trình sản xuất và vận chuyển, chất chì ở trong các thùng đựng bia rất dễ hoà lan trong bia. Mà chì lại là vật chất có độc đối với cơ thể người. Theo điều tra, những người thường xuyên uống bia, hàm lượng chì trong máu của họ tăng lên tương đối nhanh, rất nhiều nhà khoa học đã chứng thực kết quả điều tra này. Công năng chuyển hoá của người già thấp, công năng bài độc tương đối kém, chì rất dễ tích tụ trong cơ thể, từ đó dẫn đến trúng độc có tính tích tụ mãn tính, ảnh hưởng đến công năng đại não, dễ làm cho tinh thần người già thất thường, sinh ra đần độn. Cho nên người già không nên thường xuyên uống bia.
- Các bài thuốc dân gian trị trúng gió, cảm gió
- Công thức một số bài thuốc viên cổ truyền trị bách bệnh
- Thực phẩm giúp phòng bệnh và tăng cường sức khỏe
Người già không nên uống nhiều đồ lạnh
Mùa hè mọi người đều tình nguyện uống đồ lạnh để tiêu nóng giải khát. Nhưng đối với người già, dùng nhiều đồ uống lạnh là có hại cho sức khỏe bản thân.
Bởi vì, trong ngày nóng, nhiệt độ không khí tương đối cao, người ta khi hoạt động cũng sản sinh ra nội nhiệt, lúc này cơ thế đã tăng cường sự chuyển hoá, tuần hoàn máu cũng tăng nhanh. Đo đại bộ phận máu chi viện cho cơ bắp hoạt động, máu của dạ dày và tá tràng cung ứng tạm thời lì đi, dạ dày ở vào trạng thái “nghỉ”. Lúc này nếu uống hàng lô nước lạnh thì như nhiệt trương, lạnh co, dạ dày gặp lạnh, huyết quản sẽ lập tức co lại khiến cho máu chảy càng chậm đi, máu cung ứng giảm đi rất nhiều. Ngoài huyết quản ra, trong dạ dày đột nhiên bị nước lạnh đổ đầy sẽ sinh ra co giật, công năng sinh lý bị rối loạn, có thể dẫn đến đau dạ dày, đau bụng; dạ dày và tá tràng bị lạnh kích thích sẽ tăng cường nhu động, sẽ làm cho những thức ăn không tiêu hoá được đổ ào ào xuống, thế là bị đau bụng tiêu chảy. Đồng thời do uống nước lạnh quá nhiều nên làm cho công năng sinh lý rối loạn, năng lực tiêu hoá hấp thu của dạ dày bị giảm sút, việc phân tiết tiêu hoá tất cũng sẽ giảm đi, dẫn đến tiêu hoá kém và thiếu thực dục (sự thèm ăn).
Cho nên cho dù là mùa hè, người già cũng không nên uống nhiều nước lạnh. Cách làm thích hợp nhất là mùa hè sau khi hoạt động, có thể nghỉ một lát, nếu muốn uống đồ lạnh hay ăn kem, bánh kem thì chỉ nên ăn một que kem, tối đa cũng không nên quá hai que kem. Nếu uống nước ga, không nên uống quá một bình, ăn kem cốc thì không nên quá một cốc. Và cũng không nên uống nước lạnh trước khi ăn cơm.
Người già không nên uống trà đặc
Không ít người có thói quen uống trà đặc. Vì uống trà đặc thì có tác dụng phấn chấn tinh thần, xua đuổi mệt mỏi, thúc đẩy tiêu hoá v.v…; lại còn có công hiệu chữa kiết lỵ, giảm nhiệt, giải độc, thanh nhiệt, tiêu thử, lợi tiểu, cường tâm. Nhưng đối với người già, uống trà nên đậm nhạt vừa phải, đặc biệt là không nên uống trà đặc.
Đó là vì chất ta-nanh trong lá chè có thể làm cho táo bón, khi tanh quá nhiều có thể tổn hại cho gan, chất fluor trong lá chè, khi quá nhiều sẽ tổn hại cho chất men răng, thúc đẩy việc hình thành xơ cứng động mạch.
Cho nên người già không nên uống trà đặc.
Người già không nên quá nghi ngờ
Tâm lý nghi ngờ ở người già rất nặng, có thể làm tăng thêm cảm giác cô độc, xuất hiện tâm tư nôn nóng và bất an nghiêm trọng, nếu bị nặng thì có thể sinh ốm.
Bởi vì người già hễ lâm lý nghi ngờ quá nặng là gây nên cá tính hẹp hòi, cố chấp, nhìn con cái của mình không bình thường, luôn luôn lo lắng sợ chúng chán ghét mình, chúng có nói đùa một vài câu gì đó cũng cho rằng chúng nhằm vào mình, thế là vô cớ cũng nổi cáu, chẳng có chuyện gì cũng kiếm ra chuyện. Lớp trẻ thấy vậy đã nhẫn nhịn thì các cụ lại cho rằng chúng coi thường, nên càng giận dữ hơn. Nếu cứ kéo dài mãi như vậy thì rất có thể bọn trẻ không để ý đến người già nữa. Cho nên, người già nên có tấm lòng rộng lượng, bình thường nên xem nhiều sách báo. Lớp trẻ cũng cần chủ động thân mật gần gũi người già, hết sức cố gắng chiếu cố đến người già.
Vợ chồng già không nên ở riêng
Có không ít cặp vợ chồng già vì đã có tuổi, thích yên lĩnh, để giảm bớt ảnh hưởng đến giấc ngủ của nhau, liền trường kỳ ở riêng. Kỳ thực làm như vậy đối với người già là có hại.
Bởi vì, một mặt vợ chồng già cũng vẫn cần tình ái, cho dù hình thức tình ái không giống như thời thanh niên; mặt khác từ góc độ phòng bệnh, vợ chồng già vẫn nên ở chung một phòng để chăm sóc lẫn nhau. Do tuổi tác ngày càng cao, tình trạng thân thể người già ngày càng kém. nhiều bệnh nguy cấp đến tính mệnh đều xảy ra vào ban đêm trong trạng thái nghỉ ngơi. Ví dự như tắc mạch máu não, tim đau thắt, một số tâm luật thất thường v.v… thường lại hay xảy ra vào ban đêm trong trạng thái người đang ngủ yên tĩnh, nên khi phát hiện thì là lúc bệnh tình đã nghiêm trọng. Nếu vợ chồng già cùng chung sống trong một phòng thì có thể kịp thời phát hiện tình hình của nhau, để sớm điều trị.
SẢN PHẨM CỦA BÔNG MAY
Bán ky hốt rác nhựa giá sỉ công ty (xuất VAT)
Cung cấp cây lau nhà giá sỉ (xuất VAT)
Cung cấp chổi quét sân trường học – giá rẻ nhất
Chổi nhựa quét nhà giá rẻ tại Bông May
May đồ bảo hộ lao động giá rẻ cho công ty, xưởng sản xuất
Cung cấp chổi dừa bến tre giá sỉ
Cung cấp chổi cỏ vệ sinh trường học – Giá đặc biệt
Chổi cọng dừa giá sỉ tại chổi Bông May
Các loại bao tay cao su phổ biến và cách sản xuất
BÀI VIẾT HAY
Tìm hiểu Tết Đoan Ngọ của người Việt (Tết mồng năm tháng Năm)
Th11
Cô lái đò suối
Th10
Sơn nữ vùng Tam Đảo
Th10
Đạo nghĩa vợ chồng trong câu hò miền nam
Th6
Chổi dừa và chổi đót Việt Nam xuất khẩu Campuchia
Th7
Tổ Chức Cộng Đồng Làng Xã Việt Nam Qua Tục Ngữ Ca Dao
Th8
Hướng dẫn thiết kế một khu vườn nhỏ cho ngôi nhà của bạn
Th11
Không nên trực tiếp ăn phấn hoa
Th1
Phép lịch sự trong trang phục, trang sức
Th12
Phong tục truyền thống Việt Nam vào Tết Nguyên Đán
Th11