Làng nghề dệt chiếu thảm lát Định Yên
Không chỉ là quê hương của đồng lúa, vườn cây, làng quê trù phú, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp còn là nơi có làng nghề dệt chiếu nổi tiếng ở 2 xã Định An, Định Yên, nhất là Định Yên – nơi mà 70% hộ dân theo nghề làm chiếu.
Dệt, đan chiếu thảm từ cây lát là nghề sản xuất thủ công có tiềm năng to lớn ở Đồng Tháp vối lực lượng lao động sẵn có, cùng với nguồn nguyên liệu tại chỗ rất dồi dào là cây lát. Người dân Định Yên hộ nào cũng có từ 1-2 khung dệt trở lên. Nghề dệt chiếu tuy thăng trầm vất vả nhưng người dân Định Yên với nghề cha truyền con nối vẫn một lòng cần mẫn để tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thông. Hàng nàm các hộ ở đây sản xuất ra hàng triệu sản phẩm tiêu thụ khắp vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ.
Sản phẩm chiếu Định Yên có rất nhiều chủng loại, kích cỡ, mẫu mã phong phú, gồm: chiếu bông vuông hình con cơ, chiếu bông động phòng hoa chúc, chiếu Trà Niên, chiếu trắng, chiếu hoa văn, chiếu vẩy ốc… Mỗi loại chiếu có chiếu dài thống nhất là 2m, còn chiểu ngang từ 1,4 – 1,6m, giá cả rất hợp lý.
Hiện nay, huyện Lấp Vồ đã có những dự án thiết thực để hỗ trợ phát triển ngành nghề, xây dựng thương hiệu “chiếu Định Yên”. Làng nghề dệt chiếu Định Yên cũng được quy hoạch trong đề án phát triển dịch vụ du lịch gắn với làng nghề nông thôn của huyện Lấp Vò giai đoạn 2005 – 2010.
Nghề chế biến bánh phồng tôm Sa Giang
Nói về đặc sản miền Tây, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến bánh phồng tôm Sa Giang, Đồng Tháp. Hàng năm, con sông Tiền thơ mộng đã cung cấp cho Sa Đéc một lượng tôm cá dồi dào, nguyên liệu chính của bánh phồng tôm Sa Giang nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.
Từ con tôm nước ngọt như tôm tích, tép mòng, tép ròng… qua bàn tay chế biên khéo léo của con người đã trở thành bánh phồng tôm Sa Giang, sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương Đồng Tháp. Bánh được làm từ bột, thịt tôm xay nhuyễn và một ít hạt tiêu giã nhỏ. Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi vải dạng hình ống dài. Sau khi hấp chín, người ta cắt ra từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô. Những chiếc phồng tôm nhỏ đó đem chiên giòn với dầu ăn nóng, bánh sẽ nở to ra, có độ giòn, xốp, béo ngậy.
Hiện nay có nhiều loại bánh phồng được sản xuất, không chỉ đơn thuần là từ tôm, khá đa dạng như: bánh phồng cá, bánh phồng mực, bánh phồng cua v.v… được người tiêu dùng ưa chuộng về chất lượng, bảo đảm tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm này không những được ưa chuộng trong nước, thêm vào đó đang đẩy mạnh xuất khẩu sang nước ngoài và khẳng định thương hiệu bánh phồng Sa Giang.
Nghề làm bột ở Sa Đéc
ThỊ xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp là một trong những đầu mối trung chuyển lương thực lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là địa phương nổi tiếng với làng nghề làm bột gạo, làng nghề này được hình thành và phát triển từ nửa thế kỷ nay.
Vối lực lượng lao động đông đảo và sản lượng bột hàng năm lớn, làng bột Sa Đéc là nơi cung ứng chủ yếu cho nhu cầu tiêu thụ của Thành phố’ Hồ Chí Minh và khắp vùng Đông, Tây Nam Bộ, xuất khẩu ra cả các nước Đông Nam Á.
Sản phẩm bột gạo ở đây được chia thành 2 loại: bột tươi, ướt, được cung cấp trực tiếp cho các nhà máy, cơ sở chê biên thực phẩm; bột khô dùng để dự trữ, chế biến dần. Từ bột gạo, người ta chê biến ra hàng chục mặt hàng thực phẩm rất hấp dẫn, không thể thiếu trong đời sống hằng ngày như phở, hủ tiếu, bún, các loại bánh, các sản phẩm ăn liền…
Bột lọc Sa Đéc còn nổi tiếng với bí quyết sản xuất gia truyền, độc đáo. Các thực phẩm được chế biến từ bột lọc Sa Đéc có chất lượng tuyệt vời, dai mà mềm, thơm ngon đặc trưng, khiến bạn ăn một lần nhớ mãi.
Hiện nay, nhà máy bột Bích Chi ở số’ 45 quốc lộ 80 thị xã Sa Đéc là nhà máy sản xuất bột lớn nhất tại Đồng Tháp, vối sản phẩm mang nhãn hiệu “bột Bích Chi” đà có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước từ những năm trước 1975, ngày đang khẳng định thương hiệu của mình.
Nghề làm nem ở Lai Vung
Huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nổi tiếng khắp vùng đồng bằng Nam Bộ với nghề làm nem truyền thống. Nằm ở phía bắc sông Hậu, làng nghề làm nem ở Lai Vung được hình thành hơn 60 năm nay và là một trong những làng nghề lâu đời nhất ở địa phương, nằm trong số’ gần 30 làng nghề được tỉnh Đồng Tháp công nhận.
Đặc sản nem Lai Vung từ lâu đã nổi tiếng với hương vị ngon đặc biệt. Nghề làm nem cùng lắm công phu, làm ra một chiếc nem phải trải qua rất nhiều công đoạn. Thịt làm nem là thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, da heo được lanh nhỏ thành từng miếng. Trộn lẫn các thứ thịt, bò, tiêu, ớt, lót kèm lá vông xong người ta gói lại bằng lá chuối tươi để từ 3 đến 4 ngày cho lên men ở nhiệt độ khoảng 27-30°C. Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì, thịt lợn phải tươi, gia vị phải cân đối, gói thật đều tay.
Một khi đã tới địa phận Đồng Tháp hẳn bạn không thể quên mua vài chục nem Lai Vung về làm quà cho bạn bè và người thân.
Làng nghề dệt chiếu Long Định
ở xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp trước đây và hiện nay luôn giữ được nghề dệt chiếu cha truyền con nối và phát huy được thương hiệu chiếu Long Định trên thị trường cả nước. Nghề dệt chiếu ở đây tồn tại trên dưới 50 nám. Theo thời gian cùng sự phát triển của cuộc sống xã hội và thương trường, chiếc chiếu Long Định vẫn luôn khẳng định chất lượng và tên tuổi. Sau khi được tỉnh công nhận làng nghề và đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, chiếc chiếu Long Đinh thật sự trở thành nguồn thu nhập chính trong đời sống của người lao động, hàng chục ngàn chiếc chiếu được đem ra thị trường vào mỗi năm, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong vùng.
Làng nghề đóng tủ thờ
Làng nghề nằm tại xã Tân Trung, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang. Theo nhũng bậc cao niên cô cựu ở đây, nghề đóng tủ thờ đã được hơn một trăm năm, Hiện nay, nghề đóng tủ thờ ở đây ngày càng phát triển, tạo thành một làng nghề nổi tiếng. Trên những chiếc ghe chài, tủ thờ của xã Tân Trung được chở đi bán ở khắp nơi; và được khách hàng rất ưa chuộng. Thương hiệu “tủ thờ Gò Công” xuất hiện từ khi đó.
Hiện nay, làng nghề đóng tủ thờ xã Tân Trung làm ăn ngày càng phát đạt. Sản phẩm không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước; mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Đặc biệt, tủ thờ Gò Công đã được bài trí rực rỡ và tôn nghiêm tại đền thờ các Vua Hùng ở tỉnh Phú Thọ và đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê của Ngươi ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Làng nghề bánh phồng mì
Nằm tại xã Đông Hòa Hiệp và khu 4 thị trấn Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong những ngày nắng tốt và vào dịp cận Tết Nguyên đán cổ truyền sẽ thấy không khí quét và làm bánh phồng sôi động ở cả làng. Được Nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng, điện, đường, trạm cấp nước khép kín, bà con lao động trong làng nghề rất phấn khởi làm ăn. Hàng năm, làng nghề sản xuất và cung cấp số lượng lớn bánh phồng mì cho thị trường trong nước, nhiều nhất là trong dịp Tết Nguyên đán và cùng là địa chỉ du lịch tham quan nghề thủ công truyền thống của các tour du lịch lữ hành quốc tế.
Nghề làm nón
Trên địa bàn huyện Châu Thành còn có tới 3 làng nghề nữa cũng có truyền thống lâu đời và có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước. Các làng nghề: làng nghề nón bàng buông Thân Cửu Nghĩa, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Tân Lý Tây và làng nghề tiểu thủ công nghiệp – nón bàng buông Tân Lý Đông. Ba làng nghề này trước nay có đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế của địa phương và đem kim ngạch ngoại tệ về cho đất nước thông qua việc xuất khẩu trực tiếp cho khách hàng nước ngoài như hiện nay.
Làng nghề bún bánh và hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu Mỹ Tho một thương hiệu nổi tiếng của đất và người Mỹ Tho trên 50 năm qua cho đến tận ngày nay. Hạt gạo được làm ra từ đồng đất Gò Cát, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho đem đi làm bột rồi chế biến thành hủ tiếu thì rất ngon, rất dai và thơm. Làng nghề bún bánh và hủ tiếu Mỹ Tho xuất hiện từ đấy cho đến nay và không ngừng phát triển, giữ lấy hương vị quê nhà, thương hiệu của sản phẩm và là món ăn không thể thiếu đối với bao người xa gần dùng làm điểm tâm hàng ngày.
Làng nghề đan đát Phú Lễ, huyện Ba Tri
Theo những người ở làng thì nghề này đã tồn tại không dưới trăm năm. Thê nhưng, không ít hộ làm nghề này vẫn xác định đây là nghề phụ, đế họ tranh thủ thời gian nhàn rỗi kiếm thêm thu nhập sau những giờ làm việc đồng áng, chăn nuôi.
Sản phẩm đa dạng về chủng loại và mẫu mã, kích cờ như: bội, bung, rổ, rê, cần xé, lò, lọp, nơm cá. Hiện nay chính quyền địa phương đang tập trung chú trọng mở rộng và đa dạng hóa loại hình đan đát như: tạo sản phẩm lưu niệm, phục vụ du lịch, lễ hội văn hóa truyền thông. Đây cũng là một trong những hình thức duy trì và đẩy mạnh văn hóa làng nghề truyền thông ở Phú Lễ nói riêng và Ba Tri nói chung (Phú Ngãi, Phước Tuy, Tân Xuân) một cách có hiệu quả, từ đó càng góp phần ổn định kinh tế, mang lại công ăn việc làm ổn định cho người dân, và quan trọng hơn là không để mai một đi một làng nghề truyền thông.
Bánh tráng Mỹ Lổng, bánh phồng Sơn Đốc
Hiện nay mối lái các tỉnh hàng ngày vẫn về Mỹ Lồng (xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) nhận bánh rồi tỏa đi khắp nơi.
Bánh Mỹ Lồng nổi danh nhất là loại bánh tráng dừa vừa béo vừa xốp, vừa đặt lên lò than đã tỏa hương thơm lừng. Thứ bánh tráng dừa đố, dân Mỹ Lồng chia làm ba loại, bánh đặc biệt có sữa, trứng gà, dừa; bánh ngang chỉ có dừa không sữa; bánh sữa không dừa… Công việc của nghề làm bánh tráng bắt đầu từ lúc ba giờ chiều là ngâm bột, nạo dừa. Khuya đến xay bột, ép nước cốt, gần sáng tráng bánh đi phơi. Nói thì đơn giản, nhưng để có một cái bánh tráng vừa tròn, vừa mỏng đều phải nhờ bàn tay khéo léo và biết bao giọt mồ hôi… Lúc trước, bánh tráng Mỹ Lồng được làm từ gạo địa phương, pha thêm nếp cho có độ dẻo vừa phải. Vế sau, bánh Mỹ Lồng còn có thêm loại bánh nem (bánh tráng cuôn) vừa mỏng, vừa dai, vừa tay cuôn. Loại bánh nem này hiện có mặt ở rất nhiều các nhà hàng sang trọng chốn thị thành.
Từ Mỹ Thạnh đi tiếp vế hương Ba Tri 10km, gặp ngã ba có bày bán thật nhiều dừa, rẽ tay phải chưa đầy 1 cây số là về đến Sơn Đốc.
Chỉ với ba, bốn lò bánh trong vòng vài chục năm trước đây, bánh phồng Sơn Đôc vần giữ vững được truyền thống và danh tiếng của mình. Trong cả thế kỷ trước, tấm bánh phồng Sơn Đốc thơm lừng, vừa ngọt, vừa giòn, vừa bùi vừa béo vẫn là thứ quà mà trẻ nhỏ ở những vùng quê miền tây trông đợi khi bà, khi mẹ đi chợ về. Bánh phồng Sơn Đốc nổi danh hơn cả cũng với thứ bánh phồng dừa ngọt, dù bây giờ có nhiều loại khác như bánh hành, bánh mặn… Có lẽ làm bánh phồng còn cực hơn cả bánh tráng. Nguyên liệu chính được làm từ nếp, nhưng phải đồ thành xôi, cho vào cối ’’quết’ nhuyễn cùng với các phụ liệu khác, rồi mối cán mỏng đem phơi.
Ngày càng phát triển, đó là niềm vui chung và lớn nhất của làng nghề Mỹ Lồng, Sơn Đốc. Số’ lượng những lò bánh cứ ngày một tăng lên, càng ngày càng có nhiều máy móc, phương tiện khoa học kỹ thuật đưa vào phục vụ cho nghề truyền thông…
Người làm bánh Mỹ Lồng đã có dịp tham quan những làng nghề bánh tráng ở Củ Chi, Trảng Bàng, để học hỏi kinh nghiêm ( óng nghệ… Dân Mỹ Lồng đã đau tu co giới hóa giúp làm bánh nhanh hon đều và hiệu quả hơn.
Làng gạch ngói, gốm mỹ nghệ tỉnh Vĩnh Long
Trong 11 làng nghề “đúng tiêu chí’ quy định, Vĩnh Long đã có tối 8 làng gạch ngói – gốm mỹ nghệ. Nhiều nhất ở huyện Mang Thít, rồi đến Long Hồ, thị xã Vinh Long.
Nếu làng nghề gạch lâu, thì “vương quốc gốm” nằm vắt bên dòng cổ Chiên trẻ hơn, chỉ ngoài 20 năm tuổi. Gốm đỏ Vĩnh Long là kết tinh từ bàn tay lao động cần cù, sáng tạo và nguồn sét đặc trưng vùng châu thổ. Gốm đỏ đã tạo nên làng nghề mới hiện đang lân mạnh, sôi động và trở thành một trong những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của tỉnh, với hơn 23.000 lao động.
Đến làng gốm, dọc tỉnh lộ, xe tải đủ loại nằm chờ hàng, công nhân thì tất bật khuân khuân, vác vác. Trong xưởng, thợ in, xu, chà cần mẫn làm việc. Vài nghệ nhân ngồi đăm chiêu “vọc đất”, tìm ý tưởng cho mẫu gốm mới: một nét phá cách, một tác phẩm trừu tượng, hay một thôn nữ miệt sông nước trong trẻo và thánh thiện? Yêu đất, người thợ đến làng nghề gốm đỏ đế mưu sinh, để “vượt lên chính mình”, để ở lại đây và để yêu nhau nữa. Sức sống của làng nghề mới bắt đầu từ đây.
Nước mắm rươi
Từ ngàn xưa, khi công nghiệp chế biến nước mắm chưa có, cư dân ở Trà Vinh tự chế biến các loại nước mắm để dùng. Các loại nước mắm (dùng làm nước chấm) này gồm có: nước mắm cá (nguyên liệu từ những con cá như: cá lóc, cá sặc, thuộc loại cá đồng, cá cơm, cá mề gà, cá đối, cá kiên, thuộc loại cá biển), nước mắm tôm (nguyên liệu từ con tôm – loại dạt), nước mắm ruốc (làm bằng con ruốc). Đặc biệt có loại nước mắm mang tính đặc trưng ở Trà Vinh là nước mắm rươi (làm bằng con rươi), rất được dân ưa chuộng.
Rươi là một loài sên đất. Chúng sống dưới mặt đất thuộc vùng nước mặn, ngập mặn, cập theo sông rạch, bãi bồi ven biển. Hình dạng con rươi nhỏ chừng cây diêm quẹt, dài từ một ÌC( rưỡi trở lại, thân mềm nhũn. Khi còn sống con rươi mang màu máu tươi, trong suốt. Rươi là một loài động vật tự sinh sản trong tự nhiên, không phải mất công nuôi dưỡng. Nhưng khi chế biến chúng thành nước mắm thì lại là loại nước mắm có giá trị thơm ngon bậc nhất, nước mắm cao cấp,, cho ta lượng đạm cao, nhiều bổ dưỡng và hấp dẫn khẩu vị.
Công thức chế nước mắm rươi của cư dân ở đây cũng đơn giản thôi. Trung bình cứ một đôi rươi bằng 40l khi mới vớt lên, pha 8 lít muối hột cộng 20l nước lã, ủ trong lu hoặc trong mái dầm, rồi đem phơi nắng khoáng. 10 đến 15 ngày là ăn được. Điểm lưu ý là khi con rươi bị phân huỷ, nổi giề trên mặt lu nhưng đặc biệt là đám ruồi lằn không hề dám bén mảng tới. Đúng ngày ăn được ta với lớp xác nổi trên mặt thì thấy nước mắm hiện ra một màu vàng óng của mật ong. Đó là nước mắm cốt, ngon nhất, bốc lên mùi thơm dịu. Ta chỉ cần vắt thêm vào miếng chanh, dầm tí ớt là có thể dùng làm nước chấm cho các loại thức ăn là rất ngon miệng, thậm chí chan cơm nguội àn cũng rất ngon. Đó là ngày xưa, còn hiện nay, do nguyên liệu khan hiếm và trong một chừng mực nhất định, nước mắm rươi đã trở thành hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng không được ân loại nước mắm cốt đậm đặc nữa, mà người ta pha chế kém chất lượng, đã làm giảm đi giá trị loại nước mắm đặc trưng, cao cấp này.
Làng cốm dẹp Ba So
Làng cốm dẹp Ba So nằm tại xã Nhị Trường, cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Người dân Khơ-me làm cốm từ nếp mùa, thơm ngon, sản xuất quanh năm với sản lượng lớn và ổn định, trở thành món ăn đặc sản cung cấp cho các thị trường khắp Nam bộ.
Nếp nguyên liệu làm cốm dẹp phải là nếp đầu mùa vừa chín tới nhưng vẫn còn hơi “non hái”, để giữ lại chút sữa ở đầu hạt nếp. Nếp sau khi thu hoạch được phơi dưới nắng nhẹ buổi sáng cho vừa se se khô. Sau đó rang lên đến khi cháy xém vỏ trấu, bốc lên mùi thơm nhè nhẹ. Tiếp theo công đoạn xát, giã bỏ lớp vỏ bên ngoài hoàn tất là chúng ta đã có được món cốm rất ngon và hấp dẫn.
Tuy nghề cốm không đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao nhưng khi đã đi vào sản xuất chuyên nghiệp, người dân làng nghề Ba So cũng có một số cải tiến. Đáng chú ý nhất là việc cải tiến chiếc côi và đôi chày. Chiếc cối ngày xưa có lòng lõm hình phễu đã được thay bằng chiếc túi vải hình tròn có đường kính chừng hơn 20cm, sâu khoảng 15cm, miệng và đáy được cố định bằng hai chiếc khung sắt, đặt trên mặt trụ phang cố định. Đôi chày được thay bằng đôi chày mới với mặt chày được cắt thật phang. Trong thao tác, cô gái ngồi chỉ cần lắc nhẹ và đều chiếc túi vải theo nhịp mà hai chàng trai đứng giã liên tục, sao cho nếp nguyên liệu gom lại, không văng ra ngoài. Mặt chày thật phang nện đểu đặn lên mặt đế cũng thật phảng làm cho côm giã dẹp rất đểu, trông đẹp mắt, ít phế phẩm mà nàng suất lại cao hơn nhiều so với bộ cối – chày truyền thông.
Từ chỗ là món ăn lên mùa, là phẩm vật dâng cúng thần linh của người Khơ-me, cốm dẹp dần dần được cộng đồng các dân tộc ở Trà Vinh ưa chuộng và sử dụng một cách phổ biến. Cốm dẹp mua về, được các bà nội trợ sàng say lại cho thật sạch, rồi rưới thật nhẹ một lớp nước dừa cho cốm mềm lại, sau đó trộn đường và dừa nạo (ngon nhất là dừa rám). Cốm dẹp trộn dừa tuy là một món ăn đơn giản, dễ chế biến nhưng ngon và hấp dẫn. Chừng hơn thập kỷ trở lại đây, cốm dẹp được xếp vào hàng đặc sản của vùng đất Trà Vinh, có mặt quanh năm ngoài chợ, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như nhu cầu làm quà biếu tặng lẫn nhau. Thậm chí, ở các tỉnh lân cận và cả Thành phố’ Hồ Chí Minh, cốm dẹp Trà Vinh cũng được bày bán như một loại hàng hóa có “thương hiệu”.
Rượu Xuân Thạnh
Rượu Xuân Thạnh do một số gia đình trong cùng một dòng tộc tại ấp Xuân Thạnh, xã Hòa Thuận, Châu Thành nắm giữ bí quyết và sản xuất bằng gạo nếp mùa truyền thống cùng bài men gia truyền. Rượu Xuân Thạnh cao độ, sủi tăm trong vắt, hương vị nồng nàn và không gây khó chịu cho người lỡ vui quá chén.
Các sản phẩm dụng cụ vệ sinh của Bông May:
Cây lau nhà trợ lực
Túi rác cuộn
Cây lau san hô
Làng chế biến tôm khô Vinh Kim
Tôm khô Vinh Kim (xã Vinh Kim, Cầu Ngang) được chế biến từ con tép bạc đất đặc hữu vùng nước lợ (nhất Vinh Kim, nhì Hậu Bối) trở thành đặc sản nổi tiếng khắp vùng nhưng ngon nhất, uy tín nhất vẫn là “Tôm khô bà Hai Khâm”. Tôm khô bà Hai Khâm đều, thân đỏ, khô chắc có chất lượng vượt trội so VỚI sản phẩm cùng loại từ các địa phương khác.
Điêu khắc trên gỗ danh mộc
Ngành gỗ mỹ nghệ điêu khắc trên gốc đại thụ thuộc hàng danh mộc tuy đã có từ lâu, nhưng ở An Giang có lẽ nó chỉ mới được đánh thức mạnh mẽ từ khi đời sống kinh tế của một bộ phận người dân trở nên khá giả.
Từ những thân gồ đã khai thác, người ta dùng phần thân để xẻ ván, đóng bàn tủ, làm nhà … Riêng phần gốc cây vừa cứng vừa sần sùi, chẳng ai còn muôn ngó tới, đền chẻ làm củi cũng còn khó. Đây mới chính là thứ tài sản quý giá nhất đối với người điêu khắc mộc. Từ đây người nghệ nhân sẽ miệt mài phác thảo, thì công để cho ra người con tinh thần của mình, với những nét nghệ thuật độc đáo, tuyệt mỹ.
Trong tương lai, khí ngành Du lịch An Giang có những bước tiến xa hơn, có thể thấy được đây là nhóm nghề cần được đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương cũng như một bộ phận người lao động và nghệ nhân làng nghề, từ việc chế tác, chào bán sản phẩm cho du khách hoặc trang trí nghệ thuật ở các khu, điểm du lịch…
Dịch vụ của Bông May:
Cung cấp chổi và dụng cụ vệ sinh Bình Dương
Cung cấp chổi và dụng cụ vệ sinh Biên Hòa
Cung cấp chổi và vật tư vệ sinh trường học
May đồ bảo hộ lao động giá rẻ
Làng lụa Bảy Núi
Ân chứa trong những phum sóc của đồng bào Khơ-me ở miệt Bảy Núi là những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời với những làng nghề nổi tiếng. Một trong những làng nghề ấy chính là nghề dệt lụa ở ấp Srây-Skoth, xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Nghề dệt của người Khơ-me Srây-Skoth có gần 100 năm nay. Nhà có vùng đất giồng cát dưới chân núi và nguồn nước xanh trong trời cho, người dân ở đây đã phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và ươm tơ dệt lụa. sản phẩm là những chiếc xà-rông, khán trang trí trong chùa, trong gia đình, hay những nghi thức tôn giáo. Nét hấp dẫn lớn nhất của lụa Srây-Skoth Khơ-me chính là các trang trí hoa văn độc đáo. Lụa dùng cho trang phục thường được dệt những hoa văn hình vuông, tròn hoặc đa giác đều. Lụa dùng làm thảm, rèm, bức trướng… dệt khó hơn nhiều với kỹ thuật “chằng hung” (mà người dân quen gọi bắt bông dâu). Thường các chùa thích những bức rèm có hoa văn hình voi, ngựa, rồng…, đó cũng là những linh vật của người Khơ-me. Để cho ra đời một tấm lụa tôi, người phụ nữ Khơ-me phải buộc, nhuộm nhiều lần trong hằng tháng trôi, theo những hình hoa văn được tính toán kỹ lưỡng trước khi dệt. Chính vì thế mà tạo ra sự đa dạng, tinh tế cho những tấm xà-rông chất lượng cao… Đây quả là những bàn tay khéo léo thực thụ, truyền hồn vào những sợi tơ tằm tạo nên những sản phẩm tinh tế, đặc sắc… Đây chính là nghề giúp cho đồng bào Khơ-me nơi đây xóa đói giảm nghèo.
Làng nghề đục đá mỹ nghệ
Làng nghề vốn có từ 200-300 năm nay, toàn huyện Thoại Sơn có 7 trại tiểu thủ công mỹ nghệ bằng đá, với sản phẩm chủ yếu: Côi xay, cối đâm, cối vuông đủ kích cỡ, chưng hương, mộ bia Tàu, quách lớn nhỏ. Ngoài ra, còn có hình muông thú như: Sư tử, kỳ lân dùng để làm vật trang trí hay trưng bày…
Từ đá, nghệ nhân làng đá mỹ nghệ Thoại Sơn đã thổi vào đó tâm hồn của con người, cho ra những sản phẩm được trau chuốt đến từng chi tiết. Quá trình này diễn ra ở nhiều công đoạn, và có cả những công đoạn vất vả, nhọc nhằn nhưng niềm hạnh phúc trước một tác phẩm đã hình thành, thái độ ngưỡng mộ của người thưởng thức đã giúp cho người dân làng nghề mỹ nghệ này ngày càng gắn bó với công việc của mình. Mặc dù để duy trì nghề, họ phải chạy tìm mua đá nguyên liệu ở tận núi Cấm, hòn Sóc, với chi phí vận chuyển khá cao.
Mắm Châu Đốc
Làng nghề mắm ở núi Sam Châu Đốc, tỉnh An Giang có nhiều loại mắm nổi tiếng thơm ngon đặc biệt và rất được du khách ưa chuộng. Nhờ đó, thương hiệu mắm Châu Đốc ngày càng được giới thiệu, quảng bá rộng rãi ra khắp các miền đất nước, làm cho món ăn dân dã ngày nào nay bỗng chốc danh tiếng lẫy lừng…
Mắm Châu Đốc là một thứ “đặc sản của đặc sản”, được chế biến từ sự tổng hợp các loại thực phẩm chỉ được thiên nhiên ban tặng riêng cho vùng này. Đó là đường từ cây thốt lốt xanh tươi của vùng đất núi, là chất cám gạo lúa thơm của những cánh đồng màu mỡ phù sa và dĩ nhiên là kết hợp với nguồn thủy sản thiên nhiên phong phú, cuối mùa nuốc là bắt đầu mùa mắm.
Ngày nay các công đoạn làm đã dần được cơ giới hóa thay thế thủ công, đồng thời đảm bảo vệ sinh và chất lượng. Nguồn cá nguyên liệu phải tàng hơn trước đến hàng mấy mươi lần, nên sản lượng cá tại chỗ chỉ đủ cung ứng trong một vài tháng đầu. Sau đó thì những môi hàng từ các miệt vườn xa hdn như Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ), Cao Lãnh (Đồng Tháp) hoặc một số tỉnh lân cận đổ về, nhất là nguồn từ Campuchia.
Nhờ ưu thế chỉ sử dụng nguồn thực phẩm tự nhiên, được chế biến theo phương thức truyền thông, không chứa các hóa chất phụ gia độc hại, mắm Châu Đốc đạt các tiêu chuẩn về giá trị dinh dưỡng và được ngành Y tế công nhận là một sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện tại nhiều hộ làm mắm còn kết hợp giữa phương thức truyền thông vối tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, để chế biến ra các loại sản phẩm đa dạng hơn, và có thể để lâu mà vẫn không thay đổi chất lượng, hương vị. Hiện sản phẩm mắm Châu Đốc đà có mặt ở hệ thống siêu thị trong cả nước và được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài
Bánh tráng Thuận Hưng
Thuận Hưng là một xã nông nghiệp nằm ở hướng nam của huyện Thốt Nốt, thành phố’ cần Thơ. Trải qua bao thăng trầm, hàng trăm năm qua, hạt gạo Thuận Hưng vẫn dẻo thơm và vì vậy nghề làm bánh tráng ở đây vẫn tồn tại không bị mai một.
Theo những người lớn tuổi ở địa phương, nghề làm bánh tráng đã hình thành từ hơn 60 năm trước. Mới đầu chỉ có vài hộ làm bánh, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người dân tại địa phương trong dịp Tết cổ truyền. Dần dần, nhiều người biết tiếng tìm đến đặt hàng, các lò bánh ngày càng mọc lên nhiều và phát triển mạnh trong khoảng 10 năm gần đây. Hiện nay ấp nào trong xã cũng có lò làm bánh.
Đến Thuận Hưng mùa này, đâu đâu cũng thấy cảnh người dân trong xã làm bánh, phơi bánh. Những vỉ bánh phơi thành từng hàng thẳng tắp trong nắng, chờ bánh khô, bà con gỡ ra ép thẳng xếp thành từng chục chờ bạn hàng đến lấy. Bánh tráng Thuận Hưng có 4 loại: bánh mặn, bánh lạt, bánh nem và bánh dừa. Bánh mặn là bánh để nhiều muối, dẻo và giữ được lâu hơn so với bánh lạt. Bánh lạt giòn hơn. Bánh nem là bánh có kích cỡ nhỏ. Bánh dừa là bánh có pha thêm nước cốt dừa và mè. Mỗi loại bánh cũng có nhiều kích cỡ khác nhau, nhỏ nhất hơn 3 tấc và lớn nhất (bánh đại) gần 4 tấc.
Bánh tráng Thuận Hưng không chỉ được tiêu thụ ỏ thị trường nội địa mà đã xuất ngoại tận Campuchia. Bánh tráng Thuận Hưng được ưa chuộng bởi chiếc bánh mịn đểu, dẻo thơm, đặc biệt là rất đều, trăm chiếc như một. Mới đây, làng bánh tráng Thuận Hưng được ủy ban nhân dân thành phố’ cần Thơ công nhận làng nghề và là một trong những sản phẩm du lịch phục vụ Năm Du lịch Quốc gia Mê Kông – Cần Thơ 2008.
Du khách đến Cần Thơ, thăm làng nghề Thuận Hưng thường mua nhiều trục bánh tráng dẻo, dai, mỏng về làm quà. Bánh tráng có thể ăn kèm với rất nhiều món. Thông thường nhất là bánh tráng nhúng cuốn với thịt luộc hay nem chả kèm rau sống, hoặc cuốn với cá hấp, tôm chiên, mực luộc…
Làng đan lọp Thới Long
Tại xã Thới Long (Ô Môn – Cần Thơ) có làng đan lọp bắt tép (dụng cụ bắt con tép), là phương tiện kiếm sống trên sông nước không thể thiếu của hàng trăm ngàn người dân vùng lũ Đồng bằng sông Cửu Long trong mùa nước nổi hàng năm. Sự tinh tế, tỉ mỉ, của người thợ trong từng công đoạn đan lọp tép từ khâu đập vành, chẻ nan, bện hom, dệt khung cho đến câu mình, ráp thành cái lọp hoàn chỉnh. Các sản phẩm làm ra rất dân dã nhưng không kém phần tinh xảo.
Tìm hiểu thêm
Tuyển tập Tục ngữ phong dao Việt Nam
Rét nàng Bân là gì và tại sao có cái tên như vậy
Tìm hiểu về lễ Kỳ Yên của người Việt xưa
Cách xưng hô và thứ bậc trong gia tộc và xã hội Việt Nam xưa
Làng đóng ghe xuồng
Làng đóng ghe xuồng Ngã bảy Phụng Hiệp hình thành rất sớm ở Đồng bằng sông cửu Long thuộc thành phố Cần Thơ.
Vào những năm 1940, làng nghề Phụng Hiệp chỉ đóng ghe xuồng phục vụ dân chài lưới, dí câu, vận chuyển lúa gạo, thủy sản, trái cây…. Đã có hàng trăm hàng ngàn xuồng câu, ghe xuồng ra đời từ nơi đây lênh đênh trên sông nước Cửu Long.
“Xuồng Cần Thơ”, loại xuồng năm lá mà dân miền Tây quen thuộc xuất xứ từ chính làng nghề này.
Làng hoa Thới Nhựt
Làng hoa Thới Nhựt thuộc xã An Bình có từ 100 năm nay, nhộn nhịp sôi động vào những ngày giáp Tết.
Lúc đầu chỉ khoảng 10 hộ trồng chủ yếu vạn thọ, cúc mâm xôi, thược dược, mai các loại… nhưng bây giờ có đến hàng trăm hộ phát triển thêm nhiều giống hoa nhập khẩu mới khá độc đáo như cúc Indonesia, vạn thọ Pháp, xương rồng Thái, hướng dương, lan… và đặc biệt là mai ghép các loại.
Bánh Pía – lạp xưởng sóc Trăng
Khi đến Sóc Trăng từ hướng Hậu Giang qua để tham quan các khu du lịch, đến cửa ngõ huyện Châu Thành, du khách sẽ bắt gặp ngay hàng loạt cửa hàng bánh pía, lạp xưởng. Chỉ tính riêng thành phố Sóc Trăng đã có trên 80 cơ sở sản xuất với hàng ngàn tấn hàng hóa cung ứng cho khu vực Đồng bằng sông cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi nấm. Hệ thống siêu thị lớn – Saigon Coop cũng đã đặt lên quầy những hộp lạp xưởng có xuất xứ từ Sóc Trăng bên cạnh các thương hiệu có tiếng: Vissan, cầu Tre, Long Phụng…
Các cơ sở sản xuất bánh dã liên kết lại với nhau thành lập Hiệp hội và cùng giúp nhau trong sản xuất, thông tin thị trường. Bên cạnh đó, sở Công thương đã xây dựng một thương hiệu chung cho sản phẩm bánh pía – lạp xưởng Sóc Trăng, từ đó các thành viên Hiệp hội sử dụng thương hiệu chung để tăng tính cạnh tranh cho sán phàm.
Làng nghề đan bàng Phú Mỹ, Kiên Giang
Đồng cỏ bàng Phú Mỹ – Vĩnh Điều huyện Kiên Lương (tỉnh Kiên Giang) là một vùng ngập nước nguyên thủy còn sót lại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với đặc trưng là nhiễm phèn nặng, giàu hữu cơ, ngập theo mùa và thực vật thích nghi chủ yếu là cây cỏ bàng. Đây là đồng cỏ bàng tự nhiên lớn nhất và ít bị xáo trộn nhất còn lại của Nam bộ.
Đồng cỏ bàng đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tê của nhân dân trong vùng. Sông giữa một vùng đất phèn mặn, đồng bào Khơ-me nơi đây đã kiên nhẫn biến cỏ bàng thành hàng hóa với các sản phẩm sinh hoạt và mỹ nghệ mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Tuy nhiên trước đây nghề đan đệm bàng chỉ tồn tại như một thứ công việc làm thêm của người phụ nữ Khơ-me tại địa phương vào thời điểm nông nhàn. Hàng làm ra bán giá rẻ, khó tiêu thụ do không có điều kiện mở rộng thị trường. Hiện nay được sự giúp đỡ của chính quyền và một số tổ chức khác, thị trường đang được mở rộng, tàng thu nhập cho người dân.
Công việc đan lát các sản phẩm từ bàng khá nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, rất thích hợp cho cả phụ nữ và trẻ em tham gia. Họ làm ra các sản phẩm rất đa dạng như: đệm, túi xách, đồ gia dụng… Những sản phẩm làm ra hoa văn rất tinh xảo mà vẫn mang “cái hồn” của đồng quê chân chất. Những đường nét hoa văn cứ lần lượt hiện dần lên dưới đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng nghề. Người đan bàng không những làm hàng theo mẫu mã sằn có mà còn tự mày mò nghiên cứu, cải tiến và thiết kế cho ra các sản phẩm với mẫu mã mới lạ, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Nghề đan bàng đang mở ra nhiều triển vọng vì thị trường xuất khẩu đang mở rộng trong lúc địa phương dư thừa khá nhiều lao động trẻ. Hiện nay đời sống của nhân dân vùng đồng cỏ bàng ngày càng được nâng lên rõ rệt, bộ mặt nông thôn đang từng ngày khởi sắc.
Nghề nắn nồi ở Hòn Đất
Nằm ở trung tâm huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang có một làng nghề truyền thống, đó là nghề nắn nồi, chuyên tạo ra những sản phẩm bằng đất nung như: cà ràng, nồi, om, ơ, xoong, chảo…
Xuất hiện vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX, vị sư tổ của làng nghề là người Khơ-me, về sau người Việt đã học được nghề này. Nghề nắn nồi là một thuật ngữ chứa một khái niệm chung chỉ công việc tạo ra các sản phẩm làm từ đất nung.
Cũng như bao nơi khác, nguyên liệu dùng để nắn nồi là đất sét, phải có đủ các tiêu chuẩn như dễ đánh bóng, chịu nhiệt cao, tính kết dính cao… mà loại đất này có sẵn trên địa bàn huyện. Để hoàn thành một sản phẩm bằng đất phải qua nhiều công đoạn, công đoạn đầu là nắn hay còn gọi là tạo hình vì tất cả các sản phẩm đều có khuôn (khung) bằng gỗ hoặc bằng đất nung, đến công đoạn vỗ, do đất ướt chứa nhiều nước nên sản phẩm mới đầu thường biên dạng, đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật vỗ bằng các thanh tre, sau đó là công đoạn làm bóng, tạo hoa văn để sản phẩm được nhẵn bóng hoàn chỉnh. Nếu được chứng kiến các công đoạn làm mới thấy để có được sản phẩm như ý đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật cao, bàn tay phải uyển chuyển, mềm mại, sáng tạo.
Sau một tuần lễ, các sản phẩm được phơi khô và có thể đưa vào nung, gọi theo tiếng nhà nghề là “đốt nồi”. Công đoạn đốt nồi khá đơn giản nhưng phải là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề, trước kia cũng có nhiều thợ đốt nồi chuyên nghiệp đi đốt thuê nhưng đến nay ai cũng có thể đốt được. Trước khi “nung” người thợ phải sắp mọi sản phẩm lên mặt đất, chèn rơm hoặc cỏ khô vào các sản phẩm, phía trên lớp rơm có một lớp củi tràm. Người ta thường tiến hành đốt vào lúc ban đêm để dễ theo dõi lửa cháy cho đếu. Thông thường, các loại sản phẩm “nặng lửa” được đặt ở trung tâm, loại “nhẹ lửa” sắp ở chung quanh để sản phẩm không bị sống hoặc chín quá.
Trước sự phát triển của kim loại, nhiều vật dụng đã thay thế các sản phẩm bằng đất nung những nghề nắn nồi ở Hòn Đất vẫn tồn tại và được nhiều người biết đến.
Làng nghề hầm than
Theo các nhà nghiên cứu, nghề hầm than và đóng đáy trên sông là những nghề thủ công có mặt từ lâu đời ở Năm Căn – Cà Mau.
Muốn hành nghề hầm than, nhất thiết phải có lò, xây lò là cả một nghệ thuật. Đến nay, công việc này đều phải nhờ đến những người thợ giỏi, có chuyên môn, nhiêu kinh nghiệm tại địa phương làm. Vật liệu xây lò là gạch thẻ và đất bùn. Lò hầm than có hình bầu tròn như chiếc nón cõi úp trên đất.
Củi hầm than là củi đước. Những loại này hiện nay rất hiếm. Khi vô lò, củi được dựng đứng chồng từng lớp lên nhau. Củi càng chồng khít, thì chất lượng và sản lượng than thu được càng cao. Đến sát nóc, người ta chừa ra một khoảng trống vài tấc để chứa dưỡng khí. Sau khi hoàn tất việc chất củi, trong những ngày đầu, người thợ chỉ được đốt lửa ngọn. Dân gian gọi là “lửa dương”. Thân lò bị nung nóng hấp cho củi trong lò tiết ra nước làm cho củi khô. Thời gian này kéo dài hay ngắn tùy theo củi khô hay ướt. Ba đến bốn ngày sau, người đốt lò nhìn vào khói bay ra đê biết cùi còn hay hết chất nước. Khi thấy hết khói trắng, người đốt lò không đốt củi nữa, mà chỉ dùng sức nóng trong lò. Kế tiếp, người thợ thu hẹp cửa lồ lại, dùng “lửa
Cơ sở chổi Bông May tổng hợp và giới thiệu. Chúng tôi chuyên cung cấp chổi quét nhà giá sỉ cho mọi đối tượng khách hàng.
SẢN PHẨM CỦA BÔNG MAY
Bán chiếu cói giá sỉ đủ kích thước (Xuất VAT)
Cung cấp chổi dừa bến tre giá sỉ
Bông May cung cấp vật tư vệ sinh trường học tại TP.HCM
Cung cấp chổi cỏ vệ sinh trường học – Giá đặc biệt
Chổi nhựa quét nhà giá rẻ tại Bông May
Cung cấp chổi quét sân trường học – giá rẻ nhất
Các loại bao tay cao su phổ biến và cách sản xuất
Bông May chuyên cung cấp chổi chà giá rẻ
Bán ky hốt rác nhựa giá sỉ công ty (xuất VAT)
BÀI VIẾT HAY
Một số lưu ý để sử dụng dầu ăn đúng cách
Th1
Các Dụng Cụ Kim Loại Làm Vườn Thông Dụng
Th11
Phép địa lý Phong thủy của người Việt xưa
Th3
Tìm hiểu nguồn gốc làng xã Việt Nam
Th11
Một vài tiếng gọi trẻ con của người Việt
Th8
Tuyển tập Tục ngữ phong dao Việt Nam
Th3
Tìm hiểu chi tiết về tục lệ cưới hỏi của người Việt
Th1
Lịch sử di cư, chính trị và đời sống của Việt kiều tại Thái Lan
Th8
Tìm hiểu về các làng nghề truyền thống Nam Bộ
Th6
Truyền thống đặt tên và dạy con của người Việt
Th11