Thuần Phong
Trích trong Tạp chí Bách Khoa
Tiền tài phấn thổ
Có tiền mua tiên cũng được, không tiền chạy ngược chay xuôi, nên “thiên tường tác biệt” là sự thường tình.
Đồng tiền chi phối tất cả, khắp nơi nơi và bất câu ở thời kỳ nào. Cho đến chỗ vợ chồng, đồng tiền cũng có mặt. Người ta cho đồng tiền có quyền lực đào tạo hạnh phúc gia đình, nên thiếu chi “kỹ sư đào mỏ”; người ta cũng cho đồng tiền có quyền mua duyên tơ tóc, nên cũng có chán kẻ “chiêu phu”.
Trò đời nhờ vậy mà thêm vui, tuy có khi tiếng cười pha nước mắt.
Nhưng người ta yêu đời, cười lên để quên khóc, cười lên để thêm ước mong, cười lên cho ngày mai tươi sáng.
Sự thật quả thật là đáng cười.
Một nhà giàu nọ có một cô tiểu thư đến thì. Phiền cho nhà giàu đó quá, vì ở xứ này không có cách nào quảng cáo, không có báo chí, ra dô để rao to lên: “Cần gấp một chàng rể!”. Cũng may, cái xã hội phong kiến này có một thứ cơ quan quảng cáo sống, một thứ báo chí miệng, một thứ ra dô bằng thịt bằng xương, nó lạnh vai trò rao chồng một cách rẻ tiền. Là cái ông mai đó. Vậy ông mai của nhà gái đi “săn” chàng rể. Là nhà nghề, ông mai đi tìm nhà nghề, họa may gặp mối. Ông gặp một bạn đồng nghiệp ở làng kế bên, liền đem mối của nhà giàu của mình ra khoe, nào là ruộng cò bay thẳng cánh, nào là nhà dọc dãy ngang, nhứt là con một:
– Quý lắm! Quý lắm! Con chuột nào sa vào hũ nếp đó thì no nứt trứng.
– Quý thật! Mà cô đó ra thế nào, vậy anh?
– Ồ! Hỏi tỉ mỉ mà làm gì? Tôi nói tóm tắt một câu thì “mình” đủ biết, hè. Mình biết: cái thứ con gái nhà giàu, mười đứa cũng như một: đứa nào cũng ỷ của, kiêu căng. Vậy mà cô hai nầy không có một chút như vậy chớ! Tôi nói cô là người không có môi miếng mới ngộ chứ! Ừ, để rồi, “mình” coi, cô không có môi miếng đâu. Tôi có nói sai cho mặt đèn tắt, tôi tắt theo!
Ông mai bên làng kia ngẫm nghĩ, hình như để đào trong trí một mối nào; thoạt nhiên vỗ trán, ông cười lên:
– A! Được rồi! Có chỗ này đây! Cái thằng cũng khá trai đến. Cũng nhà có ăn. Ngặt một chút là nó thiếu chưn-đứng.
Ông mai đàng gái không chờ dứt lời, liền hớt:
– Ối! “mình” đừng có lo chuyện đó. Tưởng cái gì, chớ cái chưn-đứng thì lo gì? Đàng gái người ta bá hộ mà, muốn bao nhiêu tiền làm vốn mần ăn mà chẳng có.
Ông mai đàng trai tổ vẻ cẩn thận:
– Ấy, mà tôi e cho đàng gái chê nó không có chưn-đứng.
– Tôi bảo kiết cho. Người ta cần cái đứa biết điều, cần gì thứ có chưn-đứng hay không có chưn-đứng!
– À, nếu người ta không chê nó thiếu chưn-đứng thì tốt lắm.
Thế rồi hai ông mai trở về phúc trình với hai đàng. Thế rồi hai họ chọn ngày cưới hỏi. Đến ngày lễ, chàng rể và cô dâu đi ra lạy họ. Chàng rể què, phải chồng cà khêu, chợt thấy cô dâu sứt môi, đưa hàm răng chơm hởm như răng bừa cào, chàng va té xỉu, trong lúc cô dâu thấy chú chàng không chưn liền sụm xuống chiếu.
Hai ông mai phải ra giải thích.
Ông mai đàng gái tuyên bố với bên trai
– Hỏi ông mai lại coi: tôi đã nói là cô dâu không có môi miếng kia mà! Nghĩa là tôi đã cho biết cô sứt môi. Đã ưng rồi, bây giờ còn trách ai?
Ông mai đàng trai càng mạnh miệng hơn:
– Hỏi ông mai lại coi. Tôi đã nói trước là chàng rể không có chưn-đứng kia mà! Nghĩa là tôi đã biết cậu què giò. Đã ưng rồi, bây giờ còn trách ai?
Khôi hài thật. Nhưng đó là một chuyện điển hình, ngụ ý phủ nhận giá trị của đồng tiền trong việc hôn phối. Cho nên bình dân có câu nhạo báng.
Cầm chài mà vãi vô nia
Cưới con bá hộ đăng chia gia tài.
Và có câu khuyên răn:
Chim khôn kiếm nơi dùm dậu
Em kiếm nơi trai ân hậu mà nhờ,
Đừng ham chi công tử dật dờ tấm thân.
Họ không tin cậy ở chỗ đồng tiền có khả năng gây hạnh phúc, trái lại kinh nghiệm muôn đời đã mở rộng con mắt họ cho thấy mánh khóe bóc lột của kẻ “mạnh vì gạo, bạo vì tiền.”
Cái nón nhỏ nang
Quai vàng chi ngực,
Em ham chi cái chỗ sang giàu, sau cực tấm thân.
Đồng tiền có nhiều quyền lực quá, tiếc thay nó làm dơ bẩn, nó làm mù quáng, nó cầm lương tâm, nó có phẩm giá và nó mua bán đến những món gì cao cả thiêng liêng nhứt, cho nên các bạn nghèo phải “chạy mặt nó”, đành cam lạnh đói cơm, an bần lạc đạo, bảo nhau chọn vợ kén chồng chớ nên lấy đồng tiền làm mực thước:
Con chim nho nhỏ,
Cái lông nó đỏ,
Cái mỏ nó vàng
Nó kêu người ở trong làng,
Đừng tham lãnh lụa, phụ phàng vải bô.
Bài viết được biên tập bởi cơ sở chổi Bông May. Chúng tôi chuyên cung cấp chổi quét nhà giá rẻ cho khách hàng thương mại.
Nhân nghĩa thiên kim
Ai nghèo mà vui? Ai vui với chữ nghèo bao giờ? Có lẽ những ông thánh ở thời phong kiến mới thực hiện cái triết lý siêu nhiên “an bần lạc đạo”. Nhưng cũng chưa ắt các ông thánh đó, biết đâu khi đề cao cái đức an phận thủ thường, chẳng dụng tâm hay vô tình chế tạo một thứ thuốc mê, thuốc ngủ, nếu không nói là thuốc phiện để ngăn ngừa cách mạng cướp quyền? Thực tế đã xác nhận trái ngược hẳn lại, nên bình dân ta ai chẳng biết hai tiếng nghèo khổ đi sát với nhau?
Cho nên:
Ví dầu nhà dột cột xiêu,
Muốn đi cưới vợ, sợ nhiều miệng ăn.
Tuy nhiên, người ta phải cưới vợ gả chồng, mặc cho hột muối cắn hai, có cơm ăn cơm, có cháo ăn cháo.
Tay bưng đĩa muối chấm gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau.
Tay cầm đĩa muối sàng ran,
Thủy chung như nhứt, sang giàu mặc ai.
Không có nghĩa là “an bần lạc đạo”, không có nghĩa là vui với phận nghèo, càng không có nghĩa là bằng lòng muôn năm với cái nghèo đâu! Xin ai đó lắng tai nghe lấy tiếng khóc nỉ non trong túp lều đổ nát giữa đêm gió lọt mưa dầm; xin ai đó mở mắt nhìn xem những giọt lệ âm thầm chứa chan trên gối đệm nóp bàng giữa vùng đồng chua nước mặn:
Lầu nào cao cho bằng lầu ông Chánh,
Bánh nào trắng cho bằng bánh bỏ bông?
Đôi ta đạo nghĩa vợ chồng,
Nằm đêm nghĩ lại, nước mắt hồng nhỏ sa.
Lầu ông Chánh, bánh bỏ bông, trong quan niệm vợ chồng nghèo, có ý nghĩa gì, tiêu biểu chi chi? Lầu ông Chánh là tòa nhà cao lớn nhứt tron tỉnh, có nhà chú Mít anh Xoài nào dám bì. Bánh bò bông là thứ bánh hấp khéo léo mắc tiền, các chị tay lấm chân bùn có làm sao tranh đồ với các ả tiểu thơ. Quyền cao lực cả, cửa trọng nhà sang biểu hiện trong hai hình ảnh cụ thể: lầu ông Chánh và bánh bò bông vậy.
Xem thêm:
Cách xưng hô và thứ bậc trong gia tộc và xã hội Việt Nam xưa
Tìm hiểu về các làng nghề truyền thống Nam Bộ
Quấn tròn trong manh đệm trên vạc tre, hay nằm mẹp trong chiếc nớp dưới nền đất, ở bên cạnh cái quyền lực cao cả kia, cái giàu sang to lớn nọ, đôi vợ chồng nghèo khổ – và tự nhiên yếu hèn – không có nghị lực mà cố gắng “an bần lạc đạo”.
Họ phải đành chan nước mắt gừng mà cưới hỏi nhau, để lo nối giòng, để bảo tồn dân tộc.
Khẳng nhận rằng bình dân ta chủ ý quyết tâem bảo tồn dân tộc e khi bày chuyện vẽ rắn thêm chân. Nhưng, trong thực trạng quốc gia, chắc chắn là họ nhận thấy dân tộc bị hăm dọa, về nhiều phương diện, đăc biệt là về chánh trị và kinh tế, rồi do đó trong tiềm thức, họ được giác ngộ ít nhiều, họ đứng lên chống bánh những kẻ phản bội dân tộc, đem cốt cách Con Rồng Cháu Tiên bán rẻ cho phường dị chủng.
Gió đưa bông lách, bông lau,
Gió đưa em bậu xuống tàu ăng lê.
Kẻ dị chúng đến đây, không phải vì tình hữu nghị, càng không phải là để tương trợ tương thân. Họ thích lắm, họ không phải là kền kền, không phải là loài chim sống bằng máu thịt của kẻ khác, nhưng họ có thứ lỗ tai mỏng, nghe được lũ chim bổn thổ cổ động vang trời:
Ba phen quạ nói với dều:
Đi về sông cái có nhiều cá tôm!
Sông Đồng Nai, nhứt hạng là sông Cửu Long, thật là nhiều cá tôm quá! Thì nào quạ, nào dều, nào ó, nào bù cắc, nào thầy bói và kền kền hay loại chim nào sống với tanh hôi, rủ nhau đổ xô đến. Rồi chúng nó khai thác, khai thác đến tận cùng, sau khi thám hiểm và nghiên cứu kỹ lưỡng:
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn công,
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
Rộng đồng mặc sức chim bay,
Biển hồ lai láng mặc bầy cá đua.
Tại rộng đồng nhiều lúa, tại nhiều cá tôm mà dãy đất màu mở này quyến rũ “anh húng tứ chiến”. Trong đám anh hùng tứ chiếng có phần tử ưu thắng, nắm trong tay cả quyền hành, thâu trong túi tất cả tiền lúa: ông Thánh Trắng và Ông Trời Vàng, ông Pháp và ông Ngô.
Xứ sở đã mất trọn độc lập chính trị và kinh tế vì anh anh hùng đó, còn cô ả nào vóc ngọc mình vàng, lòng trinh dạ tuyết đành cho mất luôn chăng? Dân tộc đã kêu gọi thiết tha từ đồng lúa vườn dừa, lảnh lót trong câu hò tâm huyết:
Ông vua bên Tàu sắm tô, sắm tộ,
Ông quan bên Tây sắm đường lục lộ,
Thợ mộc sắm bộ kỷ trà,
Anh đứng làm trai nam nhơn chi chí,
Em đứng làm gái em chẳng biết suy:
Lấy Tây, lấy Chệc làm gì?
So bề nhân ngãi sao bì An Nam.
Đã ngán anh hùng đó, người ta ngán luôn bọn tay sai của họ:
Đèn nhà lầu hết dầu đèn tắt,
Lửa nhà máy hết cháy thành than:
Em Hai ơi! Lấy chồng lựa chỗ giàu sang,
Lấy chi thằng điếm dọn bàn Tây ăn?
Cũng chẳng phải vì lý do dân tộc mà thôi. Họ ngán cũng vì lý do kinh tế, lý do thực lực. Thật vậy, ngọn đèn thắp ở trên lầu cao (lầu ông Chánh?) tiêu biểu cho sự vinh quang cao cả; ngọn lửa ở nhà máy tiêu biểu cho sức giàu mạnh hùng cường; hai vật tiêu biểu cho quyền lực chánh trị và kinh tế, đồng thời cũng tiêu biểu cho sự ngắn ngủi tạm thời: những quyền lực ấy không trường tồn và chưa thâu đêm đã tàn rụi. Dầu hôi, dầu lửa, dầu cặn, dầu xăng… từ ngoại quốc đem vào, cháy mạnh thật, cháy sáng thật, nhưng bền và đượm sao bằng thứ dầu của dân tộc,
SẢN PHẨM CỦA BÔNG MAY
Bán chiếu cói giá sỉ đủ kích thước (Xuất VAT)
Cung cấp chổi cỏ vệ sinh trường học – Giá đặc biệt
Bán chổi đót chổi dừa và dụng cụ vệ sinh giá sỉ tỉnh Bình Dương
Bán ky hốt rác nhựa giá sỉ công ty (xuất VAT)
Cung cấp cây lau nhà giá sỉ (xuất VAT)
Cung cấp chổi quét nhà cho công ty văn phòng phẩm
Chổi cọng dừa giá sỉ tại chổi Bông May
Bông May chuyên cung cấp chổi chà giá rẻ
May đồ bảo hộ lao động giá rẻ cho công ty, xưởng sản xuất
BÀI VIẾT HAY
Chiếu cói được sản xuất thế nào?
Th8
Không nên trực tiếp ăn phấn hoa
Th1
Cô gái Thị Cầu là ai?
Th10
Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba… ngáo ộp !
Th8
Một số phong tục Tết Rằm tháng Bảy xá tội vong nhân
Th11
Hướng dẫn thiết kế một khu vườn nhỏ cho ngôi nhà của bạn
Th11
Tục tế lễ của người Việt
Th3
Tìm hiểu chi tiết về tục lệ cưới hỏi của người Việt
Th1
Quy trình sản xuất chổi bông cỏ (Chổi đót)
Th8
Tìm hiểu về lễ Kỳ Yên của người Việt xưa
Th3