Chất thơ làng nghề đất Rồng Bay (Thăng Long)

đất thăng long làng nghề

Ts. Nguyễn Xuân Lạc

Em ghé thuyền đỗ sát thuyền Anh
Dừng chèo muốn tỏ tâm tình
Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu.

Và làng hoa Ngọc Hà duyên dáng thanh lịch đã khiến cho chàng trai kinh thành phải kín đáo tế nhị:

Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát
Vườn Ngọc Hà thơm mát gần xa
Hỏi người xách nước tưới hoa
Có cho ai được vào ra chốn này.

Nhưng đất Rồng Bay đã làm cho nét thanh lịch ấy có thêm chất kinh thành, không thể lẫn được. Cái ước mơ táo bạo của chàng trai kinh thành “xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa châen” không chỉ tỏa sáng rực rỡ trong những đám mây ngũ sắc, mà còn gắn với làng gốm Bát Tràng nổi tiếng. Còn cô gái làm giấy làng Bưởi, làng Hồ Khẩu, dù vất vả cơ hàn, vẫn nhận ra cái ý nghĩa cao quý của công việc mình làm – điều mà dường như chỉ những con người ở đất Thăng Long ngàn năm văn vật mới có:

Người ta buôn vạn bán ngàn
Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi
Dám xin nho sĩ chớ cười
Vì em làm giấy cho người viết thơ.

Cái chất thơ thanh lịch – kinh thành toát ra từ mối liên hệ giữa “em làm giấy” với “người viết thơ”, từ “văn hóa vật chất” với “văn hóa tinh thần” của làng nghề. Và cô gái càng khiêm tốn, nhún mình bao nhiêu thì lại càng đẹp bấy nhiêu, giống như những tấm giấy dó lụa vùng Bưởi để in tranh Tết dân gian, thơ Kiều, Nhật ký trong tù sau này.

Người Thăng Long có một nét chung là mang đậm dấu ấn Kẻ Chợ. “Cái dấu ấn Kẻ Chợ ấy chính là tổng hòa của những gì tinh tế, nhuần nhị, thanh lịch, hào hoa, mỹ lệ, xảo diệu… mà nhân vật ở các trấn ngoài Thăng Long, ở các miền biên viễn kẻo lánh dù tài năng mấy cũng vẩn ít nhiều còn để lộ cái vẻ thô mộc, vụng về. Những nghệ nhân làng nghề lại càng in đậm cái dấu ấn ấy:

Khéo tay hay nghề, đất là Kẻ Chợ

Ngát thơm hoa sói hoa nhài,
Khôn khéo thợ thầy Kẻ Chợ.

Bài viết được biên tập bởi cơ sở chổi Bông May. Chúng tôi chuyên cung cấp chổi quét nhà giá rẻ cho khách hàng thương mại.

Vì vậy, cái chất thơ làng nghề ở đây còn mang thêm nét tài hoa, mỹ lệ xảo diệu của những “bàn tay  vàng” nghệ nhân đất Kinh kỳ Thăng Long. Những bàn tay ấy đã làm nên những cảnh vui tươi rực rỡ mà chỉ nơi Kẻ Chợ mới có, đã được miêu tả qua con mắt khâm phục của một phóng viên nước ngoài là Yann trong cuốn Crosquis Tonkinois về hàng thủ công mỹ nghệ: “Mỗi loại hàng hóa đều có một phố riêng. Ở phố Bát Sứ tất cả đều xanh. Tiếp đến phố Bát Đàn tất cả đều đỏ. Rồi đến phố Hàng Đồng lấp lánh ánh vàng chói – Phố Hàng Thêu và phố Hàng Tranh (tức Hàng Trống) màu sắc vui tươi sặc sỡ. Một nghề nhuộm ở Thủ đô cũng đã đi vào sử sách với bề dày truyền thống. Từ Thế kỷ XV, trong sách Dư địa chí, Nguyễn Trãi đã ghi: “Phường Hàng Đào nhuộm điều”, có nghĩa là chuyên các màu đỏ, màu hồng, màu hoa đào… Đến thế kỷ XVII, theo Thượng kinh phong vật chí thì “Phường Hàng Đào làm nghề nhuộm màu: màu trắng như tuyết, màu đỏ như tiết, màu đen như mực… Màu vàng là chính. Màu tạp thì có màu hoa hiên, thiên thanh, hoa đào, cánh chả, quan lục, không màu nào giống màu nào.” Cuối thuế kỷ XVIII, Nguyễn Huy Lượng trong bài Tụng Tây Hồ phú cũng đã ghi lại cảnh dệt gấm và lĩnh ở hai phường TRích Sài và Bái Ân bên hồ, vừa rộn rã lại thơ mộng trữ tình:

Liễu bờ kia bay tơ tiếc phất phơ, thoi oanh ghẹo hai phường dệt gấm.

Không chỉ được ghi lại trong sử sách, cái chất thơ làng nghề đất Rồng bay còn đi vào truyền thuyết dân gian, như những ký ức đẹp của cộng đồng không bao giờ mờ phai. Bốn nghề thủ công nghệ thuật truyền thống của Thăng Long: Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá đều gắn với những truyền thuyết đẹp, đầy tự hào về ông tổ nghề cũng như lịch sử làng nghề của mình.

Làng gốm Bát Tràng vốn có tên đầu tiên là Bạch Thổ phường, nghĩa là phường của những người thợ làm đồ bằng đất sét, rồi lại đổi là “Bát Tràng phường”, nghĩa là phường có lò bát. Trong đình làng có treo câu đối:

Bồ di thủ nghệ khai đình vũ,
Lan nhiệt tâm hương bái thánh thần.

Xem thêm:
Đạo nghĩa vợ chồng trong câu hò miền nam
Cách xưng hô và thứ bậc trong gia tộc và xã hội Việt Nam xưa

Nghĩa là: Dân làng Bồ dời nghề cũ ra đây xây dựng đình vũ, lòng người tỏa ngát hương lan kính tạ thánh thần. Đó là làng Bồ Bát, còn gọi là Bạch Bát, thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Truyền thuyết địa phương kể rằng: Một số người làng Bồ Bát đi thuyền ngược sông Hồng để buôn bán, gần đến kinh đô Thăng Long thì thấy một bãi đất hoang phì nhiêu, bền ghé bờ nghỉ đêm. Đêm ấy, có người mơ được vua Thủy Tề rước xuống thủy cung chơi. Cảm thương cảnh nghèo khó, nên khi khách về vua sai một đoàn thợ đi theo và xây cho tòa nhà lộng lẫy toàn bằng đất thó. Về sau, con cháu người này cứ cạy đất thó ra ăn mãi mà tường không đổ. Tỉnh dậy, người này kể lại giấc mơ cho cả đoàn biết. Mọi người cho đây là điềm lành, bèn quyết định bỏ nghềbuôn, ở lại cắm đất làm ấp, lập làng… Theo một truyền thuyết dân gian khác, thì nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời Lý, do ba ông tổ truyền nghề cho dân ba nơi, mà trong đó, Thổ Hà và Bát Tràng là hai nơi nổi tiếng hơn cả. Để sang thế kỷ XIV, nhìn cảnh làng gốm Bát Tràng huyên náo, ngày đêm các lò gốm sứ nhả khói, khách mua hàng đi lại nhộn nhịp, nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã gọi Bát Tràng là cái lư hương của xứ Kinh Bắc – một hình ảnh thơ bay bổng của một làng nghề nổi tiếng đất Thăng Long.

Reading English:
When Vikings ruled the waves
William the Conqueror
The adventures of Marco Polo

còn tiếp

Gửi phản hồi