Chiếu cói là sản phẩm thủ công đặc thù của Việt Nam nhờ tận dụng được nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên có sẵn là cây cói. Từ lâu đời, các thợ thủ công của nước ta từ bắc vào nam đã biết cách thu hoạch, sơ chế, xử lý và gia công cây cói để sản xuất chiếu. Mời các bạn tìm hiểu xem chiếu cói được sản xuất thế nào tại Cà Mau và Bình Định.
Chiếu cói Cà Mau
“Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm
Công anh cực lắm mưa nắng dãi dầu
Chiếu này tôi chẳng bán đâu
Tìm em không gặp tôi gối đầu mỗi đêm…”
Câu ca trong bài vọng cổ “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu đã đi vào lòng người, của biết bao thế hệ con người vùng sông nước miền Tây.
Chiếu Cà Mau từ lâu đã nổi tiếng khắp “Nam Kỳ Lục Tỉnh” và cả vùng đất Sài Gòn tráng lệ, phồn hoa.
Nói đến nghề dệt chiếu truyền thống ở Cà Mau, phải kể đến chiếu Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi; chiếu Tân Lộc, huyện Thới Bình; chiếu Tân Thành, thành phố Cà Mau.
Nguyên liệu để dệt ra những đôi chiếu bền, đẹp bao gồm lác (nhiều nơi còn gọi là cói), bố (nhiều nơi còn gọi là đay); phẩm màu.
Thông thường từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, khi cây lác đã trổ bông và cao hơn đầu người (khoảng 2 m) thì được cắt về, chẻ nhỏ, phơi khô. Nếu dệt chiếu lẫy (chiếu hoa, chiếu bông) thì từ những cọng lác đã phơi khô phải được nhuộm 3 màu cơ bản: đỏ, xanh, vàng và trắng là màu tự nhiên.
Trân dệt chiếu được làm từ cây bố. Cây bố trồng từ hạt. Sau 3 đến 4 tháng trồng, bố sắp đến đến mùa ra hoa, cao khoảng 2 đến 2,5 mét, được nhổ về lột vỏ, cạo bỏ lớp vỏ xanh ngoài cùng, giặt sạch, phơi khô và sau đó dùng tay xé nhỏ thành từng mảnh để chắp trân.
Dụng cụ dệt chiếu bao gồm: cây không (dùng để dập), 2 cây trục (để 2 đầu để néo trân, căng trân), con ngựa ở chính giữa (để đở trân) cây truồi (quấn lác, đưa lác vào khung trân để dệt), ghế ngồi, số lượng người dệt là 2 (một người truồi và một người dệt).
Để dệt ra những đôi chiếu đẹp, bền, chắc, đáp ứng nhu cầu khách hàng, người thợ cần có kinh nghiệm và khéo tay. Đối với chiếu lẫy chữ, lẫy bông, hoa văn…là khó dệt nhất. Khi lẫy, người thợ phải dùng các ngón tay để nhận trân rồi mới chuồi từng cọng lác vào để cho chiếu nổi hoa, chữ, hoa văn theo ý muốn. Thợ dệt chiếu lẫy giỏi nghề không cần nhìn mũi chuồi. Nếu khi dệt bị lỗi 1 hoặc 2 cọng lác, người dệt phải tháo ra để đảm bảo sản phẩm tinh tế và đẹp mắt.
Đến với làng nghề dệt chiếu Tân Duyệt, Tân Lộc, Tân Thành trong những ngày vào vụ, nhiều người sẽ rất thích thú với hình ảnh nhuộm lác, phơi lác, với những màu sắc rực rỡ đỏ, xanh, vàng, trắng được phơi đầy trong thôn xóm. Hoặc tiếng kêu ro ro từ ống bã chắp trân hay tiếng thình thịch từ chiếc không dệt chiếu. Tất cả đã làm cho làng nghề dệt chiếu càng trở nên ồn ào, náo nhiệt.
Trước đây, nghề dệt chiếu tại những làng nghề như Tân Duyệt, Tân Lộc, Tân Thành là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình nông dân. Nhiều chị em phụ nữ kể lại: Hồi đó, dệt chiếu không chỉ để nuôi sống cả gia đình mà còn để sắm vàng, tức là có tích lũy, phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, nghề dệt chiếu hiện nay chỉ còn là nghề phụ của chị em phụ nữ lúc nông nhàn, hiệu quả kinh tế không cao như trước kia, chủ yếu các chị làm để duy trì và bảo tồn nghề dệt chiếu vốn có truyền thống từ lâu đời.
Chiếu cói Bình Định
Trong thôn, hầu hết người dân đều biết làm chiếu cói. Có nhà có 6, 7 đời truyền nghề làm chiếu cói.
Thôn Gia An Đông (xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) gồm 4 xóm với 462 hộ, trong đó hơn 350 hộ làm chiếu cói, vừa dệt theo kiểu truyền thống, vừa trang bị máy dệt hỗ trợ.
Trong thôn, hầu hết người dân đều biết làm chiếu cói. Có nhà có 6, 7 đời truyền nghề làm chiếu cói. Tổng doanh thu hàng năm của làng nghề bình quân đạt từ 7 – 8 tỷ đồng.
Dệt chiếu là công việc đòi hỏi sự khéo léo và nhất là lòng yêu nghề. Nghề dệt chiếu truyền thống của thôn được lưu giữ từ xưa đến nay, qua nhiều thế hệ. Khi dệt chiếu, từng động tác phải được kết hợp hài hòa giữa người lùa cói và ép cói. Trong các loại chiếu, chiếu bông và chiếu lảy là khó nhất, bởi nó đòi hỏi sự phân bố, bắt chữ sao cho đẹp và sắc sảo.
Cói sau khi được thu hoạch sẽ dùng để làm chiếu. Để cho ra một chiếc chiếu hoàn thiện đòi hỏi phải trải qua nhiều công đoạn, từ gặt cói, đem phơi, nhuộm màu cho tới dệt.
Sản phẩm chiếu cói ở huyện Hoài Nhơn có hai loại là chiếu trơn và chiếu hoa. Nếu như chiếu trơn được dệt từ cói trắng, mang chút gì đó mộc mạc và bình dị, thì quy trình làm chiếu hoa lại công phu hơn nhiều.
Người thợ làm chiếu phải nấu phẩm màu trong một thùng to rồi nhúng từng bó cói vào đó sao cho màu đều và phủ kín. Sau công đoạn nhuộm màu thì cói được đem đi phơi khô, tiếp đó mới được đem đi dệt.
Ngày nay nhờ máy móc phát triển, người thợ đã biết dùng máy để tiết kiệm sức lao động. Với mỗi chiếc chiếu dệt máy chỉ mất khoảng 20 phút là xong.
Cứ thế, chiếu Gia An Đông đã có mặt ở hầu khắp các tỉnh, thành phố miền Trung.
SẢN PHẨM CỦA BÔNG MAY
Bông May chuyên cung cấp chổi chà giá rẻ
Chổi nhựa quét nhà giá rẻ tại Bông May
Mua chổi đót quét nhà giá rẻ ở đâu?
Các loại bao tay cao su phổ biến và cách sản xuất
Bán chổi đót chổi dừa và dụng cụ vệ sinh giá sỉ tỉnh Bình Dương
Cung cấp chổi quét sân trường học – giá rẻ nhất
Bông May cung cấp vật tư vệ sinh trường học tại TP.HCM
Cung cấp chổi cỏ vệ sinh trường học – Giá đặc biệt
Chổi cọng dừa giá sỉ tại chổi Bông May
BÀI VIẾT HAY
Nghề làm chổi đót, sinh kế bền vững
Th12
Giới thiệu về chổi bông cỏ
Th8
Không nên trực tiếp ăn phấn hoa
Th1
Vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt
Th8
Tổ Chức Cộng Đồng Làng Xã Việt Nam Qua Tục Ngữ Ca Dao
Th8
Gợi ý tự tay làm quà tặng bạn bè người thân
Th12
Khái quát thuật toán số của người Việt xưa
Th3
Nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt
Th1
Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh của người Việt
Th11
Nghi lễ cung đình Huế
Th11