Lê Ngọc
Không biết từ bao giờ, con gái Miền Tây vẫn hay thế hẹn rằng “Chừng nào cá chạch lên bờ, em thề ở vậy để chờ đợi anh!”. Khốn khổ cho anh chàng si tình nào lỡ tin vào lời thề… trớt quớt đó. Bởi cá chạch là loài sống chui rúc dưới lớp bùn, hay hang ở đáy sông rạch, muốn bắt phải cắm chà, thả lưới bao, rồi mà “trần ai khoai củ” mới bắt được, làm gì có chuyện cá chạch nhảy lên bờ như cá lóc, cá rô…
Cá chạch (Macrognathus siamenis), người Miền Trung gọi cá nhét, Đông y gọi “thúc ngư”, thường chỉ dài 15-20cm, nặng 20-40g, mình dẹp lại ít thịt, nên ít được ưa chuộng. Ở Miền Tây, trước đây có loài cá chạch lấu, hay cá chạch bông, dài đến 50-90cm, nặng 5-8kg. Tuy nhiên, ngày nay loài cá chạch khổng lồ này gần như tuyệt chủng. Xưa kia, cá chạch là thức ăn dân dã, vì người ở quê bắt được gì ăn nấy. Có mùa bắt được nhiều ăn không hết, người ta làm khô để dùng dần. Vào lúc khó khăn, món khô cá chạch chấm nước mắm me vẫn “bắt” cơm. Khô cá chạch chiên giòn là món đưa cay khoái khẩu những lúc nông nhàn.
Nhưng ít ai biết loài cá rẻ tiền này lại là món thuốc quý.
Sách Bản thảo cương mục thời Minh viết: “Chạch sống trong bùn, giống lươn mà nhỏ, dẹp, ngắn hơn lươn, đầu nhọn, thân màu vàng xanh, không vảy, trơn khó cầm..”. Trong Tân hồ tập giảm phương cho rằng: “Dùng cá này tốt cho người dương sự bất khởi”. Còn Chân nam bản thảo thì: “Cá này giúp thêm tinh, ích tủy, tráng gân cốt, cần cho người lao thương, gầy yếu..”. Danh y Lý Thời Trân bảo: “Ăn cá chạch làm âm trung, ích khí, giải rượu, chữa tiêu khát (tiểu đường )…”. Tóm lại, theo y học cổ truyền, cá chạch vị ngọt, tính bình, tác dụng lợi tỳ, ích khí, tráng dương, kháng viêm, tiêu độc (kháng sinh), khử oxy hóa; cần cho những bệnh và chứng: tiểu đường, suy nhược sinh dục, hiếm muộn, sản phụ sợ lạnh, ít sữa, người già can huyết bất túc sinh mắt mờ, chóng mặt, kém ăn, mất ngủ, tiểu đêm…
Với Tây y, cá chạch là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g cá chạch có đủ thành phần dưỡng chất như protid (16g), glucid (3,2g), lipid (2g), vitamin A (70 UI), B1 (0,01), B2 (0,03), D (42 UI), PP (327mg), acid amin 17 loại (có 8 loại thiết yếu) và các khoáng tố calci, phospho, kẽm, sắt… Đặc biệt, trong loài cá này có ba dưỡng chất cực quý, là một loại acid béo không bão hòa như arachi donic acid, để ngăn ngừa chứng lão suy mạch máu nhỏ, cũng có nghĩa phòng chống tai biến mạch máu não. Một hoạt chất khác làm hạ transami nase (aminotransferase), rất cần thiết trong điều trị viêm gan, suy gan. Và chất tương tự phaseolamin (có trong đậu trắng), tác dụng ức chế alpha amylase, loại men tiêu hóa chất tinh bột trong ruột non. Khi loại men này bị ức chế, tức chất bột đường không được hấp thu, đường huyết sẽ được kiểm soát. Khái niệm “lợi từ” có thể hiểu tăng cường hoạt động chức năng của tỳ (tụy tạng), thúc đẩy quá trình sản sinh insulin của tế bào tụy tạng, cũng có nghĩa chức năng chuyển hóa đường tốt hơn. Như vậy, Đông y cho thúc ngư có lợi cho người bệnh tiểu đường là có cơ sở khoa học.
Quan niệm “ích khí, tráng dương” cũng có thể từ hàm lượng kẽm khá cao trong loài cá này. Tưởng cũng nên biết, kẽm là thành phần chủ yếu trong cấu trúc của hơn 100 loại men, tham gia vào mọi hoạt động chức năng. Trong đó có việc bảo vệ gen của tế bào để không bị dị biến thành ung thư. Kẽm kích thích sản sinh hormon nam tính testosteron của tuyến thượng thận, quá trình sinh tinh của tinh hoàn. Tầm quan trọng của kẽm đến mức, thiếu nó đàn ông bị nhược dương, u xơ tuyến tiền liệt, vô sinh; phụ nữ lãnh cảm, hiếm muộn, thoái hóa xương khớp; người có tuổi nguy cơ xơ vữa mạch máu; trẻ con kém thông minh… Xin giới thiệu dưới đây những món ăn chữa bệnh từ cá chạch, theo phép thực dưỡng.
Bệnh tiểu đường
Cá chạch 200g, khoai mài (hoài sơn) 200g, gạo tẻ 100g, gừng 20g, hành 1 tép. Khoai mài cạo ra nấu với gạo, để lửa nhỏ. Cá chạch lóc lấy thịt, khi cháo sôi cho cá vào. Trước khi bắt xuống, gừng giã nát, hành băm nhỏ cho vào cháo; gia vị tùy khẩu vị. Món cháo này ăn lúc nóng, chia ra ăn hết trong ngày. Món canh cá chạch (bỏ xương, ruột) nấu với lá sen non, cũng có tác dụng tương tự. Cũng có thể chế thứ thuốc tán từ cá chạch như sau: Cá chạch 1kg (bỏ ruột, đầu, đuôi) phơi khô trong bóng râm. Lá sen 1kg, cuốn cá chạch trong lá sen nướng cho cả hai cháy thành than. Hòa hai thứ uống mỗi ngày/3 lần/10g.
Suy nhược sinh dục
Cá chạch 90g, tam tử 60g (câu ký tử 30g, thỏ ty tử 15g, tang thầm tử 15g), gừng 159, gia vị tùy khẩu vị. Tất cả chưng trong một giờ, cho cá mục ra là dùng được. Cũng có thể dùng món cháo cá chạch bằng cách sau: Nhục quế 10g, phụ tử 10g, gừng 7 lát. Tất cả nấu lấy nước để nấu cháo với 100g gạo. Khi cháo sôi cho vào 250g cá chạch (đã bỏ đầu, đuôi, ruột). Món cháo này ăn lúc nóng. Cách khác, cá chạch 250g đem sao vàng rồi nấu lấy nước canh uống.Dùng liên tục trong 30 ngày.
Chăm sóc gia đình:
Công thức một số bài thuốc viên cổ truyền trị bách bệnh
Các bài thuốc dân gian trị trúng gió, cảm gió
Các bài thuốc dân gian trị sốt rét
Viêm gan
Trường hợp viêm gan cấp, sấy khô 500g cá chạch, tán thành bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g. Nếu viêm gan mạn tính, cá chạch lóc lấy nạc 150, nấu canh với mộc nhĩ đen 2,5g, kim châm 15g, gia vị tùy thích. Lưu ý, ăn canh hết cả cái và nước. Để đỡ ngán, có thể thay đổi nhiều món canh khác nhau, như sau: Cá chạch (150g) rửa sạch nhớt, nấu canh với hoa Artichaut (1 cái), nấm bào ngư (30g). Cá chạch (500g), thịt heo nạc (160g), đông trùng hạ thảo (40g), trần bì (10g), tử hà xa (1 cái). Ba vị thuốc rửa sạch, ngâm nước trong 15 phút trước khi nấu. Cá chạch đem chiên cho vàng. Khi thuốc sôi cho tất cả vào nấu nhỏ lửa, cho đến mọi thứ mềm rục là được. Cá chạch (500g), thịt nạc (120g), đậu đen (80g), nấm bắc (80g), gừng tươi (2 lát). Cá chạch chiên vàng. Đậu đen rang cho tróc vỏ, rửa lại, phơi khô. Nấm ngâm nước, lặt bỏ cuống. Nấu đậu, nấm, gừng cho sôi rồi cho cá và thịt vào nấu cho nhừ. Các món canh, tốt nhất nên nấu bằng nồi đất. Ngoài ra, người bệnh gan nên thường chế biến món ăn với nấm hầu thủ, bí xanh, bí đỏ, củ ấu, ngó sen, đậu cô ve, tảo biển (hải đới), khoai lang, cá trắm đen, cá chép, cá mè, cá lăng, trai, sò, ốc đồng.
Bài viết được tổng hợp bởi Đại lý cung cấp dụng cụ vệ sinh Bông May. Chúng tôi chuyên bán cây lau nhà giá sỉ có xuất VAT
Suy dinh dưỡng
Người kém ăn, mất ngủ, thiếu máu, thể chất suy kiệt, dùng cá chạch 150g (bỏ ruột) chiên vàng, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, sơn dược 30g, đại táo 10 quả, sinh khương (gừng tươi) 3 lát. Tất cả nấu cho đến khi cá rục, lọc bỏ bã, lấy nước uống.
Bệnh trỉ, thoát giang: Cá chạch 100g (bỏ ruột, xương), hoàng kỳ 30g, rượu gạo 200ml, nước 200ml. Tất cả nấu canh ăn. Món canh này dùng suốt một tuần là một liệu trình. Nghỉ một tuần rồi trở lại đợt thứ hai…
Bệnh phù thũng: Cá chạch 120g (bỏ ruột) nấu canh với tỏi (2 củ). Để lửa lớn cho nước canh thật sôi, rồi hạ lửa nhỏ để cho đến khi cá nhừ là dùng được *
(Trích trong quyển số 726)
SẢN PHẨM CỦA BÔNG MAY
Các loại bao tay cao su phổ biến và cách sản xuất
Bán chổi đót chổi dừa và dụng cụ vệ sinh giá sỉ tỉnh Bình Dương
Cung cấp sọt nhựa tròn, bầu, vuông Duy Tân giá sỉ (Xuất VAT)
Cung cấp cây lau nhà giá sỉ (xuất VAT)
Cung cấp chổi cỏ vệ sinh trường học – Giá đặc biệt
Chổi cọng dừa giá sỉ tại chổi Bông May
Bông May chuyên cung cấp chổi chà giá rẻ
Cung cấp chổi quét sân trường học – giá rẻ nhất
Cung cấp chổi quét nhà cho công ty văn phòng phẩm
BÀI VIẾT HAY
Đạo nghĩa vợ chồng trong câu hò miền nam
Th6
Hướng dẫn giải quyết mâu thuẫn gia đình
Th4
Chổi giá rẻ tại cơ sở sản xuất chổi Bông May
Th2
Chất thơ làng nghề đất Rồng Bay (Thăng Long)
Th6
Các bài thuốc dân gian trị trúng gió, cảm gió
Th4
Khái quát thuật toán số của người Việt xưa
Th3
Nguồn gốc Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám) của người Việt
Th11
Thể lệ thi võ thời nhà Nguyễn
Th6
Một vài tiếng gọi trẻ con của người Việt
Th8
Đời sống Việt Kiều tại Cao Miên (Campuchia)
Th8