Nguyễn Ngọc Chấn Huy
Từ lâu, tình trạng thừa cân và béo phì là hiện tượng đáng lo ngại ở khu vực các nước phát triển. Mới đây, Viện Thống kê Sinh mạng và Y tế cộng đồng Hoa Kỳ lên tiếng báo động: số người béo phì gia tăng tỷ lệ thuận với số ca tử vong vì bệnh tim mạch, ung thư và đặc biệt là tiểu đường. Giới chuyên gia dinh dưỡng nước này còn kêu gọi “cuộc cách mạng ăn uống” như một cách “lành mạnh hóa” thói quen ẩm thực của người Mỹ nói riêng và khuynh hướng ẩm thực hiện nay nói chung.
Tình hình nghiêm trọng đến mức thị trưởng thành phố Philadelphia – nơi có tỷ lệ người béo phì cao nhất thế giới – đã phải phát động “cuộc chiến chống béo phì”. Để tuyên truyền cho “cuộc chiến” này, ngài thị trưởng lôi kéo sự chú ý của người dân bằng cách “nói là làm”: mỗi sáng sớm, ông ra công viên tập thể dục, chạy bộ trên đường phố với khẩu hiệu “No pain no gain”. Ở những nơi công cộng, ông cho đặt cân “theo dõi thể trọng” với những lời cảnh báo ấn tượng: “Hãy để ý số cân của bạn”, “Bạn nên suy nghĩ trước khi quyết định ăn gì”, “Cân nặng đồng hành với bệnh tật”… Người ta còn tổ chức nhiều hội thảo khoa học về đề tài “Mối liên hệ giữa dinh dưỡng, béo phì và bệnh tật” nhằm “thức tỉnh” người dân. Qua các báo cáo, tham luận, người Mỹ mới giật mình bởi thói quen ẩm thực “phản khoa học” nhất. Thực vậy, từ lâu, khẩu phần người Mỹ tiêu thụ lượng mỡ, đường, thịt đỏ cao nhất thế giới, tính theo đầu người. Lối ăn “kiểu Mỹ” dẫn tới nghịch lý: lượng thực phẩm vượt nhu cầu vừa lãng phí còn tổn hại sức khỏe. Dân Mỹ phải chi nhiều tiền bạc cho khoản ăn uống để rồi bỏ ra khoản chi gấp bội cho bệnh tật phát sinh từ dinh dưỡng sai lầm.
Theo thống kê của WHO, có 40-60% người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp II sau độ tuổi 50. Tỷ lệ người tiểu đường týp II chiếm 80-90% ca tiểu đường nói chung và 70 80% ca tiểu đường týp II là đối tượng béo phì. Cho thấy có mối liên hệ giữa tình trạng béo phì và căn bệnh có nguyên nhận thừa mứa dinh dưỡng đi đối với thiếu vận động. Ngày nay, tiểu đường týp II bị coi như một thứ đại dịch của kỷ nguyên kỹ thuật cao,bởi người ta ngày càng ít có thời giờ chăm chút cho bản thân hơn. Thức ăn nhanh, thực phẩm công nghiệp là lựa chọn hàng đầu để cơ cấu bữa ăn mất cân bằng, thừa thãi calo lại thiếu dưỡng chất thiết yếu. Cuộc sống xã hội công nghiệp khiến người ta ngày càng xa rời thiên nhiên và ít vận động hơn. Điểm đặc biệt để tiểu đường được xếp vào nhóm bệnh nan y mới, là bệnh diễn biến mãn tính, âm thầm theo thời gian. Đó cũng là lý do của những ca tiểu đường phát hiện muộn ở giai đoạn biến chứng như nhồi máu cơ tim (34,7%), tai biến mạch máu não (22%), tự nhiễm độc acid ceton, acid lactic (3,1%), suy thận (2,9%), hoại tử phải đoạn chi (2,7%) và các biến chứng khác ở gan, thần kinh, mắt (đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp làm tổn thương võng mạc, gây mù lòa…). Điều đáng sợ ở căn bệnh này, không chỉ ở tỷ lệ tử vọng mà còn là gánh nặng xã hội vì số người tàn phế do biến chứng. Ngày nay, béo phì không chỉ là nỗi lo ở những nước giàu. Ngay cả khu vực đang phát triển, tiến lên công nghiệp hóa ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, số người béo phì cũng không ngừng tăng lên. Để không trở thành nạn nhân của “căn bệnh thời đại” này, vấn đề tiên quyết là ngăn ngừa béo phì hoặc giảm béo. Chìa khóa để ngừa béo và giảm béo là dinh dưỡng hợp lý và vận động thân thể. Dinh dưỡng hợp lý là chế độ ăn phù hợp tuổi tác, nghề nghiệp và thể trọng. Ngay cả với người bình thường, sau tuổi 40 cũng nên hạn chế chất béo, lượng muối ăn và đường trong khẩu phần. Cùng độ tuổi, người lao động chân tay hoặc người gầy có thể ăn uống “thoáng” hơn người lao động trí óc, người cân nặng. Cần biết cân nặng “chuẩn” để có định hướng điều chỉnh thói quen ẩm thực và dự phòng cân nặng vượt chuẩn. Được coi thể trọng hợp lý (TTHL) khi lấy số đo chiều cao (cm) trừ đi 105 (cho nam) và 112 (cho nữ). Ví dụ, nam giới cao 1m67 = 167cm 105 = 62kg (là TTHL). Nếu nữ giới thì 167 – 112 = 55kg (là TTHL). Nếu số cân vượt TTHL 10% là béo, vượt 20% là béo phì.
Chăm sóc gia đình:
Món ăn chữa bệnh với cá chạch
Thực phẩm giúp phòng bệnh và tăng cường sức khỏe
Các bài thuốc dân gian trị ho suyễn
Để ngừa béo cần có định chế ăn uống hợp lý. Ngoài bữa điểm tâm và hai bữa ăn chính, không ăn vặt dù là món ăn nhẹ. Thực đơn hạn chế chất béo, bột đường; tăng cường chất xơ bằng rau quả. Khẩu phần định lượng, không nhiều ít thất thường; dù ngon miệng cũng không ăn vượt mức. Tốt nhất nên có thói quen TDTT. Việc tập luyện, ngoài ngừa béo còn là cách tốt nhất giúp thể hình đẹp và bảo vệ sức khỏe. Với người béo phì, để giảm béo, cần thực hiện cả ba mặt, ăn kiêng, tập luyện và xông hơi. Để việc ăn kiêng khả thi, nên nắm khẩu phần cơ bản (KPCB) để gia giảm, phù hợp nhu cầu từng giai đoạn. Về KPCB định lượng với các nhóm đạm động vật 100g – 200g (thịt, cá, gia cầm, hải sản…), 400g đạm thực vật (rau quả), 200g trái cây (ưu tiên nhóm nghèo calori, ít ngọt như cam, bưởi, thanh long, cốc, ổi, dưa gang, mận, củ sắn… Tránh trái ngọt, giàu calori như xoài chín, chuối chín, sầu riêng, mãng cầu ta (quả na), vải, nhãn, sapo (hồng Xiêm), nho, hồng đào, lêkima…). Nhóm bột đường như cơm, các chế phẩm từ bột gạo, nếp, mì (hủ tíu, phở, bún, miến, nui, mì, bánh ướt, bánh canh, bánh mì, bánh tét, bánh bao, bánh ú, bánh chưng, bánh giò…), tính cả ba bữa ăn tương đương 5 bát cơm/ngày. Ngoài ra cần uống tối thiểu 1,5 lít nước/ngày. KPCB tương đương 2.000 calo/ngày. Căn cứ KPCB, người béo phì cần giảm nhóm đạm động vật 35%, nhóm bột đường 35%, tăng nhóm rau quả 50% (ưu tiên nhóm giàu chất xơ, nghèo calori như bầu, bí, mướp, khổ qua (mướp đắng), dưa leo (dưa chuột), rau má, rau cần, rau sam, rau dền).
Vấn đề tập luyện cho người béo phì, thể dục thẩm mỹ (TDTM) được xem là phương pháp chuyên biệt. Các hình thức vận động như đạp xe, đi bộ, chạy bộ… chỉ có tác dụng ngừa béo hơn giảm béo. Với đối tượng béo phì, cần tập nhẹ (trọng lượng tạ) để gia tăng số lần trong mỗi hiệp, số hiệp cho mỗi bài tập và thời lượng cho buổi tập (so với người bình thường). Điều này có nghĩa, TDTM làm gầy khác với làm đẹp Trong tháng đầu, mỗi buổi tập kéo dài 60 phút. Sau một tháng, tăng lên 90 phút. Nếu tập buổi sáng thì buổi chiều xông hơi (30 phút) hoặc ngược lại. Nếu quyết tâm, sau ba tháng, người quen sẽ không nhận ra bạn!
Với người đã mắc bệnh tiểu đường,vận động có ý nghĩa gì? Người ta nhận thấy sự vận động làm tiêu hao năng lượng, lưu lượng máu cung ứng cho tế bào tăng lên, tức lượng đường được tiêu thụ cao hơn, cũng có nghĩa đường huyết giảm xuống. Vận động còn làm tăng cường các chức năng sinh lý, quá trình chuyển hóa, biến dưỡng và điều hòa nội tiết, trong đó có insulin. Là hormon, insulin có chức năng “áp tải” đường đến tận tế bào; insulin thiếu hụt, lượng đường không được tiêu thụ, tồn đọng trong máu là tiền đề dẫn tới mọi tai họa. Ngoài ra, hoạt động thể lực còn kích thích tăng sinh HDL (cholesterol tốt) giúp mỡ máu giảm xuống, là cách phòng tăng huyết áp, xơ vữa mạch máu – hệ quả của tiểu đường.
Vậy người bệnh tiểu đường phải tập luyện như thế nào? Không có phương pháp chuyên biệt. Mọi hình thức vận động phải có hệ thống và phù hợp bệnh trạng, căn cứ trên ba đặc điểm là tính chất vận động, thời lượng vận động và cường độ vận động. Về tính chất, hình thức vận động cần đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi độ khó và cố gắng cao để tránh căng thẳng và tai biến trong tập luyện. Chẳng hạn các môn cầu lông, quần vợt về cường độ thì không đòi hỏi ra sức nhiều, ngược lại đòi hỏi sự khéo léo và nhanh nhẹn. Ví dụ bạn cố gắng vươn người, đánh với một đường bóng khó, có thể làm té ngã nhất là lúc đường huyết hạ hoặc áp huyết tăng, càng dễ xảy ra tại biến. Nói như vậy không có nghĩa chống chỉ định hai môn thể thao này. Vấn đề đặt ra là cần cảnh giác, hạn chế động tác khó, không cố quá sức.
Một ví dụ khác là môn yoga hay 1 khí công, tuy không đòi hỏi sức lực nhưng cần độ dẻo. Lối thở trong các tư thức thường phải nín, giữ hơi sau thì thở vào. Tình trạng này làm áp suất phổi cực âm khiến tuần hoàn huyết vùng đầu bị trở ngại, có thể gây tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não ở người bệnh tiểu đường có vấn đề về tim mạch. Do đó, khi tập yoga, khí công, cần chọn lọc bài tập, động tác phù hợp với thể trạng, các thông số sức khỏe (nhịp tim, huyết áp, đường huyết, cân nặng…).
Cơ sở Bông May chuyên cung cấp cây lau nhà giá sỉ cho khách hàng bán buôn
Thời lượng vận động là thước đo thể lực, sức bền. Tuy nhiên, với người bệnh tiểu đường, đa số đều nặng cân, béo phì, thường có vấn đề về xương khớp (loãng xương, thấp khớp…) cần định chế thời gian tập luyện vừa sức, đặc biệt cân nhắc với người bệnh tiểu đường có kèm vấn đề tim mạch (cao huyết áp, thiểu năng mạch vành, xơ vữa động mạch…). Thời lượng vận động cần tuân thủ đúng chỉ định. Sự gia giảm phụ thuộc các thông sổ sức khỏe, tính chất vận động (môn thể thao) hoặc cường độ vận động. Ví dụ bạn có thể đi bộ 60 phút, nhưng nếu chạy bộ chỉ cần 5 phút. Tương tự, bạn tập Thái cực quyền 60 phút, nhưng nếu chơi cầu lông, quần vợt chỉ cần 15-30 phút là đủ. Cường độ vận động cũng cần có chỉ định phù hợp bệnh trạng, thể trạng, độ tuổi. Bệnh nặng, các yếu tố nguy cơ cao, cần phải tập với cường độ vận động thấp và ngược lại. Ví dụ như min bởi lội, bơi thuyền, tập tạ, đạp xe, võ thuật… với người bệnh tiểu đường lâu ngày, bệnh không ổn định, không kiểm soát được đường huyết, nếu gắng sức quá độ có thể làm xuất huyết võng mạc hay bong võng mạc, dễ dẫn tới mù lòa.
Tóm lại, vận động là yếu tố cần và đủ trong điều trị tiểu đường typ II. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong tập luyện, cần lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp ba đặc điểm ô vận động kể trên (tính chất, thời lượng và cường độ vận động). Chế độ tập luyện cần có phương án chặt chẽ như một vận động viên chuyên nghiệp. Cần cụ thể số lần cho mỗi động tác, số hiệp cho mỗi bài tập, số bài tập cho mỗi buổi tập và số buổi tập thực hiện trong tuần, trong tháng. Các định mức này có thể linh động theo tình trạng sức khỏe. Các dấu hiệu hạ đường huyết, tăng huyết áp, hay các dấu hiệu khác lạ (nhịp tim nhanh, mệt, nặng đầu, uể oải…) xuất hiện khi đang tập, cần giảm số lần, số hiệp, số bài tập mm hoặc nên ngừng tập. Thời lượng, thủ cường độ vận động có thể tăng dần theo thời gian tập luyện và căn cứ trên các thông số sức khỏe có chiều hướng tốt lên. Tất cả các yêu cầu này cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, trực tiếp theo dõi người bệnh *
SẢN PHẨM CỦA BÔNG MAY
Bông May cung cấp vật tư vệ sinh trường học tại TP.HCM
So sánh Inox 304 và Inox 201 trong gia công đồ dùng
Bán chổi đót chổi dừa và dụng cụ vệ sinh giá sỉ tỉnh Bình Dương
Chổi nhựa quét nhà giá rẻ tại Bông May
Bông May chuyên cung cấp chổi chà giá rẻ
Cung cấp chổi quét nhà cho công ty văn phòng phẩm
Cung cấp sọt nhựa tròn, bầu, vuông Duy Tân giá sỉ (Xuất VAT)
Mua chổi đót quét nhà giá rẻ ở đâu?
Chổi cọng dừa giá sỉ tại chổi Bông May
BÀI VIẾT HAY
Người cao tuổi nên kiêng gì để giữ sức khỏe tốt
Th1
Đạo nghĩa vợ chồng trong câu hò miền nam
Th6
Những tục lệ và nghi lễ xưa của người Việt vào Tết Nguyên Đán
Th11
Truyền thống Việt Nam về chuyện sinh con đẻ cái
Th11
Phép địa lý Phong thủy của người Việt xưa
Th3
Những điều không nên làm khi ăn cần lưu ý
Th1
Làng quê truyền thống Bắc bộ mang những đặc điểm gì?
Th11
Nguồn gốc Tết Trung Thu (Rằm tháng Tám) của người Việt
Th11
Nghề làm chổi đót, sinh kế bền vững
Th12
Những người không nên ăn chuối tiêu
Th1