Phép lịch sự trong trang phục, trang sức

an mac va trang suc lich su

Trang phục

Người xưa có nói: “Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”. Tuy y phục không làm nên con người nhưng nó thể hiện cho chúng ta thấy tính cách, trình độ và bản chất của người sử dụng nó. Phục sức là một nghệ thuật mang tính hài hòa thẩm mỹ, biết cách phục sức càng làm tăng thêm phẩm giá của mình. Y phục không nhất thiết cứ phải lượt là tơ lụa đắt tiền mới là người biết cách ăn mặc. Ngày xưa, cha ông ta có dạy rằng: “áo rách khéo vá hơn áo lành vụng may”, vì vậy biết ăn mặc chỉnh tề, tươm tất, sạch sẽ là biết tự trọng chính mình vậy. Sau đây là vài điều cần lưu ý:

– Nguyên tắc ưu tiên của phép ăn mặc là sạch sẽ. Không thể lấy cớ vì nghèo, không có điều kiện mà không tắm gội hằng ngày, áo quần để dơ bẩn đầy mùi mồ hôi. Chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Dù chúng ta không có áo quần đắt tiền, hợp thời trang nhưng đi đâu hay ở đâu, áo quần của chúng ta cũng phải luôn sạch sẽ, gọn gàng, tươm tất, được ủi kỹ càng thẳng thớm đàng hoàng, như thế đã là biết cách ăn mặc rồi.

– Đừng bao giờ mặc chiếc áo sứt cúc, chiếc quần rách gấu ra khỏi nhà. Nếu có thể hãy bỏ đi những chiếc áo, quần đã quá cũ.

– Song song với việc ăn mặc sạch sẽ là sự giản dị, trang nhã, kín đáo.

Bài viết được biên soạn và giới thiệu bởi Chổi và Dụng cụ Bông May. Chúng tôi chuyên cung cấp bao tay cao su giá sỉ, xuất hóa đơn VAT

– Ăn mặc đối với nam giới thì đơn giản hơn nữ giới. Chưng diện và mua sắm để chưng diện là một sở thích của nữ giới, nhưng người nữ cũng đừng ăn mặc quá lố lăng, dị hợm. Những bộ đồ mỏng, bộ quần áo ngủ không nên mặc ra đường.

– Nam giới đừng mặc quần đùi (xà lỏn), áo ba lỗ (may ô) nơi công cộng.

– Tại bãi biển hay hồ bơi chúng ta được quyền mặc đồ tắm, nhưng khi không ở dưới nước thì chúng ta nên choàng một chiếc khăn tắm ngang vai, vừa duyên dáng lại càng thêm lịch sự.

– Áo quần phải biết lựa chọn cho hợp với vóc dáng của chính mình. Không phải thấy ai mặc áo quần gì đẹp, sang trọng là chúng ta vội bắt chước theo, như vậy cũng chưa chắc đã sang trọng và đẹp như họ. Gặp một thiếu nữ mặc chiếc váy ngắn tuyệt đẹp, chúng ta vội vã sắm ngay một chiếc giống như vậy, nhưng nếu chúng ta có thân hình đẫy đà thì mặc nó trông có ngớ ngẩn hay không?

– Áo quần phải phù hợp với từng trường hợp, từng hoàn cảnh, từng mẫu người, từng độ tuổi thì mới thể hiện hết giá trị của nó. Người xưa nói rằng “ăn theo thuở, ở theo thời” quả là chí lý, vì vậy tiêu chuẩn dài, ngắn, rộng hẹp cần phải phù hợp với chính mình, phù hợp với môi trường xung quanh, đó chính là cách ăn mặc đúng phép lịch sự.

– Thời tiết mùa nào, chúng ta mặc áo quần theo mùa đó: Trời nóng như thiêu như đốt mà chúng ta mặc nguyên bộ complet nỉ thì trông nực cười làm sao. Tiết trời giá lạnh, gió đông như cắt thịt cắt da, nhưng vì một chiếc áo lụa mới mua quá tuyệt vời, mà đành cắn răng không mặc áo ấm, thế có phải là tội tình cho bản thân mình không?

– Đi đâu, ở nơi nào chúng ta nên ăn mặc phù hợp với nơi đó. Khi đi ăn tiệc chúng ta phải ăn mặc chỉnh tề, có thể chải chuốt cho đẹp thêm, nhưng cũng đừng lộng lẫy quá mức bình thường như đi hội diễn thời trang bởi nếu không phải là nhân vật chính của buổi tiệc, thì đừng để chúng ta trở thành trung tâm chú ý của mọi người trong buổi tiệc.

– Tùy theo tính chất của buổi tiệc mà chọn lựa trang phục cho thích hợp. Ví dụ: Dự tiệc chiêu đãi khách hàng thân thiện của công ty, nam nên mặc trang phục có áo veston, nữ nên mặc áo dài hoặc trang phục công sở.

– Khi đi ăn giỗ hay đám tang chúng ta không ăn mặc lòe lẹt, sặc sỡ, hãy mặc một chiếc áo dài hay một chiếc áo sơ mi cùng quần tây để chứng tỏ sự nhã nhặn và lòng kính trọng của chúng ta.

– Về quê thăm bà con, ở nông thôn mà suốt ngày chúng ta luôn chỉnh tề trong bộ y phục công sở hay xúng xính trong chiếc áo đầm dạ hội thì xem cũng chẳng giống ai, v.v…

Đọc thêm:
Phép xã giao trong việc chào hỏi, bắt tay và ôm hôn
Phân khúc thị trường, thị trường mục tiêu và định vị
Nghiên cứu thị trường là gì và cách thực hiện

– Cũng nên để ý đến màu sắc áo quần. Tùy theo vóc dáng, màu da, tuổi tác, v.v… mà chọn màu sắc cho phù hợp với mình. Nếu biết sử dụng màu sắc hài hòa, cân đối càng làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ của áo quần.

– Thông thường màu sẫm thích hợp cho người lớn tuổi, nước da ngăm, thời tiết lạnh hoặc về ban đêm, màu nhạt tượng trưng cho sự mát mẻ, thích hợp cho tuổi trẻ, người có nước da sáng. Nhưng không ai có thể bảo màu nào đẹp hơn màu nào, vì màu sắc là sở thích riêng của mọi người.

– Người thấp nên dùng hàng vải có sọc theo chiều dọc, người đẫy đà không nên dùng hàng vải có trang trí hoa to, bóng và màu không nên đậm quá.

– Những màu sặc sỡ tuyệt đối như đỏ chói, xanh lè, vàng ươm nên dùng cho trẻ em.

– Không nên mặc áo sơ mi màu sẫm hơn quần áo ngoài.

– Cà vạt, vớ (bít tất) có màu sắc sẫm, nhạt tương đương và sẫm hơn sơ mi một chút.

– Giày đều phải sạch, đánh xi. Không mang dép lê khi đến công sở, khi đi ăn tiệc…

– Phụ nữ mặc đầm nên mang tất dài.

– Người lịch sự khi bỏ áo trong quần, luôn luôn mang thắt lưng.

– Cần lưu ý khi vào các nơi tôn nghiêm như đình chùa, nhà thờ… nếu trang phục chưa được chỉnh tề, không vào còn tốt hơn.

– Trên đây chỉ là sơ lược, trong phép ăn mặc không có một nguyên tắc cứng nhắc nào. Nhất là đối với cách ăn mặc của phụ nữ. Ở đây chúng ta không bàn sâu vấn đề thời trang.

Trang sức 

Thông thường đối với nữ giới, trang sức luôn đi đôi với trang phục. Hiếm khi thấy phụ nữ trang phục chỉnh tề ra khỏi nhà mà không mang đồ trang sức. Với phụ nữ, trang sức là để tôn thêm vẻ đẹp, là một nghệ thuật chứ không phải trang sức để chứng minh mức độ giàu nghèo của một người. Chưa chắc đeo càng nhiều trang sức càng sang trọng, cũng như đồ trang sức càng đắt giá chưa chắc người đeo càng có giá trị. Dĩ nhiên, chúng ta không thể phủ nhận giá trị quý hiếm của những món trang sức lộng lẫy, đắt tiền. Ở đây, chỉ nhấn mạnh rằng: Giá trị của trang sức không gắn liền với giá trị của con người và cách dùng đồ trang sức hợp lý, đầy tính mỹ thuật càng tăng thêm giá trị của món trang sức đó. Sau đây là vài điểm cần chú ý khi dùng đồ trang sức.

– Đồ trang sức phải thích hợp với độ tuổi, mẫu người, màu da, với trang phục cũng như cách trang điểm của từng khuôn mặt, tùy theo thời điểm và hoàn cảnh môi trường.

– Phụ nữ có tuổi chớ đeo hoa tai to, màu sắc sặc sỡ hay hoa tai bằng nhựa.

– Người có gương mặt dài không nên đeo hoa tai thòng xuống.

– Khi trang điểm nhạt thì không nên mang trang sức có màu sặc sỡ.

– Đối với màu áo quần chúng ta cũng đừng nên chọn đồ trang sức có màu quá tương phản.

– Lúc đi dự tang lễ hay thăm người nghèo chúng ta không nên đeo quá nhiều vòng vàng.

– Không nên đeo lẫn lộn đồ trang sức giả và thật với nhau.

– Chọn một chiếc nhẫn đẹp, đầy cá tính, hợp với bàn tay của mình thì thích đáng hơn là mang nhiều chiếc trên một bàn tay. Thậm chí đôi khi còn gây ra tác dụng ngược lại khi những chiếc nhẫn đó không hài hòa, đối chọi nhau.

– Phải tùy theo thân phận, cương vị của mình mà sử dụng đồ trang sức.

– Nếu người đàn ông muốn đeo nhẫn thì không nên đeo quá to, quá lộ, quá kệch cỡm. Nhớ rằng phụ nữ thường đánh giá cao sự thanh nhã ở người đàn ông.

– Đeo đồ nữ trang càng giản dị, đúng nơi đúng chỗ, đầy tính mỹ thuật thì càng tôn vẻ đẹp của người đeo.

– Thà không đeo đồ trang sức, còn hơn trang sức không phải lối.

– Kiếng mát cũng được xem như một món đồ trang sức, hãy lựa chọn thật kỹ cho phù hợp với khuôn mặt của chúng ta mà sử dụng.

* Ngoài ra, chúng ta cũng nên đề cập đến vấn đề nước hoa (dầu thơm). Thường thì phụ nữ nào cũng sử dụng dầu thơm, ít hay nhiều mà thôi. Nhưng chúng ta ít khi đánh giá được nồng độ cũng như mùi hương của nước hoa mỗi khi chúng ta sử dụng. Ngược lại, những người xung quanh chúng ta rất nhạy cảm với vấn đề này. Vì vậy chúng ta phải cẩn thận, tinh tế khi sử dụng dầu thơm kẻo thơm đâu chưa thấy mà chỉ thấy không ai dám đứng gần. Sau đây là vài điểm cần lưu ý:

– Đừng bao giờ để mùi dầu thơm mà chúng ta dùng xông nồng nặc vào mũi người khác. Hương thơm thoang thoảng để gợi lên sự quyến rũ, đồng thời tăng thêm vẻ quý phái cho chúng ta hơn. Không nên quá lạm dụng dầu thơm. Đừng bôi khắp người từ chân đến tóc, coi chừng người ta tưởng mình làm bể chai dầu thơm trong túi.

– Loại mùi của dầu thơm phải hợp với từng lứa tuổi (người trẻ tuổi có thể dùng mùi nặng hơn người lớn tuổi).

– Tùy theo bối cảnh mà sử dụng cho hợp lý (như khi đi thăm bệnh nhân không nên dùng…)

– Nam giới chỉ nên dùng dầu thơm có mùi nhẹ. Đừng sử dụng loại dành riêng cho phụ nữ.

– Không bao giờ dùng dầu thơm để át mùi mồ hôi, vì nó luôn luôn gây tác dụng ngược lại. Cần tắm gội sạch sẽ trước khi sử dụng dầu thơm. Đặc biệt với mùi mồ hôi nách, phải sử dụng loại dầu thơm đặc trị.

Leave a Reply